Sử Dụng Nhãn Hiệu Chứng Nhận Cà Phê Arabica Lang Biang
UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, đã ra quyết định về việc ban hành quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” - nhãn hiệu cà phê thứ hai của Lâm Đồng sau nhãn hiệu “Cà phê Di Linh”.
Theo đó, quy chế này nhằm tập hợp các tổ chức, cá nhân trên địa bàn huyện Lạc Dương (Lang Biang là tên một ngọn núi thuộc địa bàn huyện Lạc Dương) - địa phương có vùng nguyên liệu cà phê arabica nổi tiếng cùng xây dựng, sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arbica Lang Biang” thành một nhãn hiệu có uy tín của cộng đồng những người trồng, sản xuất, chế biến, kinh doanh cà phê của địa phương.
Quy chế quy định rõ: UBND tỉnh Lâm Đồng là chủ sở hữu nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” và ủy quyền cho UBND huyện Lạc Dương được thực hiện các nhiệm vụ sau: Đăng ký xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang”; quản lý, kiểm soát việc sử dụng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận “Cà phê Arabica Lang Biang” theo các quy định...”.
Có thể bạn quan tâm
Gặp phóng viên, nhiều nông dân Đồng Tháp Mười đều bày tỏ tâm tư về tình hình sản xuất nông nghiệp khó khăn giống như những điều nông dân Huỳnh Văn Sơn đã viết trong thư gửi Bộ trưởng Bộ NNPTNT.
Nói đến anh Dương Danh Đức, thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (Thạch Hà, Hà Tĩnh) bà con trong thôn ai cũng biết. Mới 28 tuổi, anh đã có trang trại cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Những năm qua, mô hình sản xuất lúa - tôm đạt hiệu quả cao và được ngành chức năng khuyến cáo nông dân nhân rộng. Mô hình này ngày càng được nhiều nông dân trong tỉnh áp dụng.
Việc cung ứng lúa chất lượng, nguyên chủng, cấp xác nhận, chất lượng cao để nông dân sản xuất luôn được ngành chức năng quan tâm.
Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết “tam nông”, rất nhiều cây trồng, vật nuôi trong tỉnh đã được phát huy hiệu quả kinh tế. Thế nhưng, với các loại rau màu thì vẫn còn bấp bênh. Cuộc sống người trồng màu vẫn lắm khó khăn. Nguyên nhân, hoa màu tại rẫy bán ra rớt giá liên tục, lại thiếu vắng rau an toàn (RAT) để nâng giá trị của nó và có thị trường ổn định.