Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long

Sử Dụng Chitosan Chăm Sóc Thanh Long
Ngày đăng: 20/05/2012

Ban Quản lý Dự án Cạnh tranh Nông nghiệp Bình Thuận (ACP) vừa phối hợp với Công ty Cổ phần thương mại và sản xuất (CPTM&SX) Thái Việt Mỹ, hội thảo về ứng dụng chế phẩm sinh học Chitosan trong sản xuất thanh long. Đây là chuyên đề thuộc hợp phần A dự án ACP Bình Thuận, về tăng cường công nghệ nông nghiệp.

Theo đó, sau hơn 10 tháng thực hiện mô hình (từ tháng 7/2011 - tháng 5/2012), với 24 ha tại huyện Hàm Thuận Bắc và Hàm Thuận Nam, đã cho kết quả khả quan. Chế phẩm Chitosan đã giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt, phòng ngừa một số nấm bệnh hại trên cây thanh long. Từ đó giảm lượng phân hóa học và thuốc bảo vệ thực vật từ 10 - 15%; tăng chất lượng cảm quan trái thanh long, tăng năng suất và đạt hiệu quả kinh tế so với đối chứng. Bên cạnh đó, góp phần làm giảm nấm bệnh, tỷ lệ và cấp độ trái hư hỏng, kéo dài thời gian tồn trữ sau khi thu hoạch…

Được biết, Chitosan là chế phẩm sinh học mới, được Công ty CPTM&SX Thái Việt Mỹ nghiên cứu, ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp. Đây là dẫn xuất của Chitin, được lấy từ vỏ tôm. Do đó có khả năng tạo màng, được sử dụng trong bảo quản thực phẩm, làm chậm lại quá trình bị thâm của rau quả.

Có thể bạn quan tâm

Tam Nông Triển Khai Dự Án Sản Xuất Lúa Sạch - Tôm Càng Xanh Theo Quy Trình VietGAP Tam Nông Triển Khai Dự Án Sản Xuất Lúa Sạch - Tôm Càng Xanh Theo Quy Trình VietGAP

Qua triển khai, Phó chủ tịch UBND huyện Tam Nông Lê Hoàng Nam đánh giá cao triển vọng của dự án, đồng thời yêu cầu Công ty và Hợp tác xã tôm càng xanh thống nhất về thời gian xuống giống; UBND xã Phú Thành B tăng cường tuyên truyền để bà con đăng ký tham gia nhiều hơn; ngành nông nghiệp huyện hỗ trợ kỹ thuật cho bà con nông dân trong suốt quá trình thực hiện dự án...

19/11/2014
Xín Mần Chú Trọng Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp Xín Mần Chú Trọng Phát Triển Nông, Lâm Nghiệp

Là huyện nghèo, nền kinh tế chậm phát triển; trong những năm qua, huyện Xín Mần đã xác định: Lấy sản xuất nông nghiệp làm hướng đi chính trong phát triển kinh tế, XĐGN. Theo đó, để sản xuất nông nghiệp trở thành hướng đi chủ đạo của nền kinh tế, huyện đã quy hoạch, tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát huy thế mạnh của từng vùng, áp dụng KHKT, đưa nhanh giống mới vào sản xuất, đầu tư thâm canh...

19/11/2014
Vị Bình Xây Dựng Nông Thôn Mới Vị Bình Xây Dựng Nông Thôn Mới

Dù không phải xã điểm của tỉnh thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), nhưng sau 3 năm triển khai, đến nay, diện mạo xã Vị Bình, huyện Vị Thủy đã có nhiều thay đổi. Hạ tầng kinh tế - xã hội, hệ thống chính trị đều được củng cố và phát triển, đời sống của người dân đang từng bước được nâng lên.

19/11/2014
Phát Triển Sản Xuất Các Loại Nhiên Liệu, Năng Lượng Tái Tạo Phát Triển Sản Xuất Các Loại Nhiên Liệu, Năng Lượng Tái Tạo

Ngay cả những nền kinh tế hàng đầu thế giới như Mỹ cũng đã có những chính sách thay thế dần nguồn năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) bằng các nguồn năng lượng tái tạo. Nguyên nhân do các nguồn năng lượng hóa thạch đang cạn kiệt dần việc khai thác, sử dụng loại nhiên liệu này là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, chi phí ngày càng tăng cao.

19/11/2014
Những Mô Hình Sáng Tạo Của Phụ Nữ Những Mô Hình Sáng Tạo Của Phụ Nữ

Chị Trần Thị Kim Oanh-Chủ tịch Hội Phụ nữ Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, cho biết: Vật dụng để làm giá đỗ gồm tấm ni lông, bao bố, gạch. Về quy trình làm, ngâm đậu trong thời gian 9 tiếng đồng hồ theo công thức 2 sôi, 3 lạnh.

19/11/2014