Sốt giá tiêu giống tại huyện Hướng Hóa Quảng Trị

Tiêu giống tại các vườn ươm trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang có giá rất cao.
Hiện huyện Hướng Hóa bắt đầu bước vào mùa mưa, đây là thời điểm người dân tìm mua các loại cây giống để ươm trồng. So với các loại giống cây trồng như: cà phê, bời lời, bơ… năm nay, mặt hàng tiêu giống được người dân tìm mua nhiều nhất. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá tiêu giống tăng cao đột biến so với vài năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Tưởng, chủ một vườn ươm cây giống ở khối 1, thị trấn Khe Sanh cho biết, năm trước, vườn ươm của ông xuất bán hơn một vạn bầu tiêu giống, với giá 15.000 đồng/bầu, từ đầu năm đến nay, ông xuất bán hơn hai vạn bầu tiêu giống, với giá bán 30.000 đồng/bầu.
Theo ông Tưởng, nguồn tiêu giống của gia đình ông chủ yếu lấy từ huyện Vĩnh Linh lên, sau đó tiến hành ươm bầu và bán lại cho người dân có nhu cầu. Tuy giá bán cao như vậy nhưng theo các chủ vườn ươm cây trên địa bàn huyện Hướng Hóa, hiện tiêu giống luôn trong tình trạng “cháy hàng” bởi nhu cầu của nông dân rất lớn.
Toàn huyện Hướng Hóa có khoảng 200 ha hồ tiêu, tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Phùng và thị trấn Khe Sanh. Với việc giá tiêu hạt đứng ở mức cao như hiện nay, dự báo, diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Theo kế hoạch năm 2015, huyện Hướng Hóa sẽ trồng mới 20 ha hồ tiêu. Để tránh nguy cơ dịch bệnh phát sinh vì sử dụng nguồn cây giống không bảo đảm chất lượng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa khuyến cáo, bà con nông dân cần sử dụng nguồn giống các loại cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, chú ý bảo đảm quy trình kỹ thuật trồng tiêu từ khâu chọn giống đến khi ươm trồng.
Đặc biệt, không nên ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu bằng mọi giá bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Cây tiêu mang lại thu nhập cao nên nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đang tiếp tục mở rộng diện tích.
Có thể bạn quan tâm

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích nuôi tôm nước lợ vụ nuôi năm 2015 trong nửa tháng đầu năm nay đã thả nuôi 762 ha, tập trung tại huyện Trần Đề, Long Phú và Cù Lao Dung. Tiến độ thả nuôi chậm, bằng 26% so với cùng kỳ do huyện Mỹ Xuyên và thị xã Vĩnh Châu chưa thả nuôi. Thiệt hại tôm nước lợ 26 ha ở huyện Trần Đề và Long Phú, bằng 3,4% diện tích thả.

Tham dự Hội nghị có các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT, Tổng cục Thủy sản, Sở Nông nghiệp và PTNT và đơn vị thuộc sở các tỉnh/thành phố phía Nam từ Đà Nẵng trở vào, các Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản II, III và các cơ quan báo đài. Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người nuôi cua trong hồ đất ở xã Hòa Tâm trúng vụ cua nuôi “mót” (tăng vụ). Chị Nguyễn Thị Sang, nuôi cua ở xã Hòa Tâm cho biết, người nuôi cua đang thu hoạch rộ vụ nuôi “mót”. Mỗi hồ rộng 6 sào (3.000m2), thu hoạch từ 1 đến 1,2 tạ cua với giá bán từ 80.000 đến 90.000 đồng/kg, thu nhập bình quân 9 triệu đồng.

Khoảng 10 ngày trở lại đây (từ 12 - 22.1) trên vùng biển xã Cát Tiến (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) xuất hiện nhiều tôm hùm giống. Hơn 45 tàu thuyền với 315 lao động đã liên tục bủa lưới đánh bắt. Kết quả, mỗi đêm một tàu thuyền đán bắt từ 40 đến 170 con tôm hùm giống, thu được 10 triệu đồng đến 42 triệu đồng/ đêm.

Bùng phát mạnh trong những năm 2011 - 2012 nhưng đến nay phong trào NTCN đã lắng dịu, người dân cũng thận trọng hơn khi đào ao mới cũng như sử dụng ao bị dịch bệnh tái sản xuất. Bởi, những hộ giàu kinh nghiệm trong vùng nuôi tập trung tôm công nghiệp vẫn thất bại trước dịch bệnh, thời tiết bất lợi.