Sốt giá tiêu giống tại huyện Hướng Hóa Quảng Trị

Tiêu giống tại các vườn ươm trên địa bàn huyện Hướng Hóa đang có giá rất cao.
Hiện huyện Hướng Hóa bắt đầu bước vào mùa mưa, đây là thời điểm người dân tìm mua các loại cây giống để ươm trồng. So với các loại giống cây trồng như: cà phê, bời lời, bơ… năm nay, mặt hàng tiêu giống được người dân tìm mua nhiều nhất. Đây là nguyên nhân chính làm cho giá tiêu giống tăng cao đột biến so với vài năm trở lại đây.
Ông Nguyễn Văn Tưởng, chủ một vườn ươm cây giống ở khối 1, thị trấn Khe Sanh cho biết, năm trước, vườn ươm của ông xuất bán hơn một vạn bầu tiêu giống, với giá 15.000 đồng/bầu, từ đầu năm đến nay, ông xuất bán hơn hai vạn bầu tiêu giống, với giá bán 30.000 đồng/bầu.
Theo ông Tưởng, nguồn tiêu giống của gia đình ông chủ yếu lấy từ huyện Vĩnh Linh lên, sau đó tiến hành ươm bầu và bán lại cho người dân có nhu cầu. Tuy giá bán cao như vậy nhưng theo các chủ vườn ươm cây trên địa bàn huyện Hướng Hóa, hiện tiêu giống luôn trong tình trạng “cháy hàng” bởi nhu cầu của nông dân rất lớn.
Toàn huyện Hướng Hóa có khoảng 200 ha hồ tiêu, tập trung chủ yếu tại các xã: Tân Liên, Tân Hợp, Hướng Phùng và thị trấn Khe Sanh. Với việc giá tiêu hạt đứng ở mức cao như hiện nay, dự báo, diện tích hồ tiêu trên địa bàn huyện tiếp tục tăng nhanh trong thời gian tới.
Theo kế hoạch năm 2015, huyện Hướng Hóa sẽ trồng mới 20 ha hồ tiêu. Để tránh nguy cơ dịch bệnh phát sinh vì sử dụng nguồn cây giống không bảo đảm chất lượng, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Hướng Hóa khuyến cáo, bà con nông dân cần sử dụng nguồn giống các loại cây trồng có nguồn gốc rõ ràng, chú ý bảo đảm quy trình kỹ thuật trồng tiêu từ khâu chọn giống đến khi ươm trồng.
Đặc biệt, không nên ồ ạt mở rộng diện tích hồ tiêu bằng mọi giá bất chấp khuyến cáo của cơ quan chức năng.
Cây tiêu mang lại thu nhập cao nên nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đang tiếp tục mở rộng diện tích.
Related news

Hiện tại, chỉ những người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi lệnh cấm NK của Nga mới cảm nhận được toàn bộ những hệ quả mà lệnh cấm này gây ra. Điện Kremlin mong muốn giảm sự phụ thuộc vào nguồn NK thủy sản, nên các nhà XK không nên mong đợi việc kinh doanh trở lại bình thường khi lệnh cấm kết thúc vào tháng 8/2015.

Ông Trần Văn Kế, ngư dân xã Mỹ Hòa Hưng (TP. Long Xuyên - An Giang), cho biết, khoảng một tuần nay, giá cá chim trắng chỉ còn 16.000 đồng/kg - mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua. Thấy cá rớt giá, nhiều hộ đổ xô bán để cắt lỗ, thương lái lợi dụng tình trạng này “ép giá” ngư dân.

Theo UBND tỉnh Tiền Giang, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.

Được thành lập từ năm 2010, đến nay, HTX nuôi trồng thủy sản Phú Thọ (xã Quảng Phú) đã nổi lên là một điểm sáng về phát triển kinh tế của huyện Lương Tài (Bắc Ninh) với nhiều mô hình cho doanh thu hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Việc thành lập các HTX thủy sản như vậy được kỳ vọng sẽ tạo ra chuyển biến tích cực để phát huy tiềm năng thủy sản của vùng đất này.

Thông tin từ Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (Công an tỉnh) căn cứ kết quả 2 lần phân tích ban đầu, có thể xác định sơ bộ một trong những nguyên nhân làm cá, tôm chết và nổi đầu trên kênh xáng Xà No (Hậu Giang) vừa qua là do nguồn nước bị thiếu oxy, nước có pH thấp, nhất là nguồn nước đang bị ô nhiễm nặng của chất hữu cơ từ rơm, rạ.