Duy Trì Mô Hình Công Nghệ Sinh Thái Để Quản Lý Rầy Nâu Và Bệnh Do Virus Trên Cây Lúa

Vụ Hè thu, Chợ Gạo (Tiền Giang) xuống giống được 6.000 ha, đạt 100% kế hoạch, hiện nay trà lúa đang ở giai đoạn mạ. Tình hình dịch bệnh ổn định. Đối với mô hình công nghệ sinh thái để quản lý rầy nâu và bệnh do virus trên cây lúa, hiện nông dân ở các xã Trung Hòa, Thanh Bình, ấp Bình Thọ và Bình Quới, xã Bình Phục Nhứt còn duy trì khoảng 100 ha, còn mô hình ở ấp Bình Cách, xã Tân Bình Thạnh thì đa số nông dân chuyển đổi nếp bè qua trồng thanh long. Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh đã hỗ trợ giống lúa (VD20, Nàng hoa 9, OM 4151) cho mô hình công nghệ sinh thái tại ấp Bình Quới và Bình Phú với quy mô 20 ha.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị sản xuất, nhiều năm qua, nông dân huyện Chợ Gạo đã biết phát huy lợi thế, tăng cường trồng xen canh các loại cây trồng. Bà con chú trọng hiệu quả kinh tế từ cây ớt, cây hẹ, một số loại rau ngắn ngày.
Từ đầu năm đến nay, nông dân xuống giống màu lương thực được 2.497 ha, thu hoạch được 2.126 ha, năng suất bình quân 3,5 tấn/ha. Màu thực phẩm xuống giống được 5.206 ha, thu hoạch được 4.256 ha, năng suất bình quân 17,9 tấn/ha.
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kết hợp Ban Nông nghiệp 18 xã - thị trấn tổ chức 90 lớp tập huấn, hội thảo sản xuất rau an toàn, kỹ thuật trồng trọt nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng được mùa rớt giá, ngành chức năng và các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nông dân lựa chọn các loại rau màu cũng như thời điểm trồng thích hợp, tránh rơi vào tình trạng cung vượt cầu dẫn đến rớt giá, thua lỗ.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên dù là vụ có điều kiện sản xuất thuận lợi, nhưng với thời tiết diễn biến phức tạp, thì nhà nông vẫn rất cần các giống lúa vừa cho năng suất chất lượng cao, vừa có khả năng kháng được sâu bệnh và điều kiện bất lợi.

Giá mủ cao su đầu mùa khai thác nằm ở mức 30 triệu đồng/tấn khiến nhiều người có diện tích cao su lớn bỏ cạo để dưỡng cây, chờ giá nhích lên tí đỉnh rồi cạo. Bởi nếu cạo với giá mủ thấp nhưng phải thuê nhân công làm trọn gói từ a tới z sẽ không lời đồng nào, trong khi đó chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ngày càng leo thang.

Ông Thái Tiến Dũng, Trưởng phòng Nguyên liệu, Cty CP Đường Ninh Hòa cho biết, vùng nguyên liệu mía Ninh Hòa và Đắk Lắk có hơn 70% diện tích trồng mía là đất đồi, trong khi cơ sở hạ tầng thủy lợi chưa đảm bảo cho việc tưới tiêu nên chủ yếu phụ thuộc vào nước trời.

Lâm Đồng được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá là địa phương dẫn đầu trong cả nước về thực hiện hiệu quả chương trình tái canh cà phê, trong đó đã phát huy tính chủ động của người nông dân trong việc xây dựng các mô hình điểm.

Không chỉ lớn về diện tích mà Yên Bái còn có trên 4.000ha chè Shan tuyết vùng cao rất quý hiếm không phải địa phương nào cũng có. Tuy nhiên, do trồng nhỏ lẻ, phân tán cùng với công nghệ chế biến chưa hiện đại nên diện tích chè đặc sản Shan tuyết vẫn chưa được khai thác hết tiềm năng, thế mạnh.