Thu Nhập Cao Từ Mô Hình Rau An Toàn Ở Yên Viên (Hà Nội)

Từ một xã có xuất phát điểm thấp trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ thực hiện có hiệu quả mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, đến nay, xã Yên Viên (huyện Gia Lâm - Hà Nội) vươn lên xếp thứ 2 trong thực hiện chương trình này của huyện với 18/19 tiêu chí đã hoàn thành.
Xã Yên Viên có 100ha đất sản xuất nông nghiệp, trong đó 50ha cấy lúa tập trung, 30ha trồng màu. Do hạn chế về nhiều mặt nên trước kia nông dân trong xã chỉ cấy các giống lúa truyền thống, còn trồng màu theo hình thức nhỏ lẻ tự cung, tự cấp nên thu nhập từ nghề nông vừa thấp, vừa bấp bênh, người dân chưa thật sự mặn mà với đồng ruộng.
Thực hiện sự chỉ đạo của huyện về mở rộng mô hình sản xuất rau an toàn theo quy trình VietGap, năm 2011, HTX Dịch vụ nông nghiệp xã đã vận động xã viên đưa trên 20ha đất màu vào sản xuất các loại rau ngắn ngày, chủ yếu là rau gia vị, rau cải các loại…
Chị Trần Thị Hà ở thôn Lã Côi cho biết: nếu trước đây mấy sào ruộng trồng màu của gia đình cho thu nhập chỉ bằng cấy lúa thì từ khi chuyển sang mô hình trồng hành và rau gia vị theo quy trình VietGap đã cho hiệu kinh tế cao gấp 5 - 6 lần.
Từ thực tế này, diện tích trồng rau theo quy trình VietGap hiện nay của xã đã lên trên 30ha, thu hút 700 nông hộ tham gia sản xuất. Theo các hộ dân ở đây, tùy từng loại rau, mỗi ha cho thu nhập từ 400 - 700 triệu đồng và hầu hết các hộ đã có bát ăn bát để, nhiều hộ đã giàu lên nhanh chóng.
Theo ông Đỗ Văn Tuấn - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Yên Viên, một trong những yếu tố cơ bản thúc đẩy Yên Viên tăng diện tích sản xuất rau VietGap là do đầu ra tương đối ổn định. Hiện, toàn xã có 12 hộ nhận thu gom rau để bán buôn, bán lẻ tại các chợ đầu mối; rau sạch của xã đã được đưa vào các sàn giao dịch nông sản an toàn của TP nên nông dân không còn lo khâu tiêu thụ như trước kia.
Có được kết quả trên, ngoài sự quan tâm giúp đỡ từ các ngành chức năng của huyện trong tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật, hướng dẫn thực hiện nghiêm ngặt quy trình sản xuất VietGap, thì sự năng động, tích cực của Ban quản lý HTX trong việc tuyên truyền đã thu hút nhiều nông hộ tham gia sản xuất. Từ đó tạo những chuyển biến tích cực trong sản xuất nông nghiệp theo hướng an toàn, bền vững.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, phong trào nuôi cá chẽm (hay còn gọi là cá vược) ở các tỉnh miền Nam đang phát triển mạnh, nhiều mô hình nuôi cá vược trong ao đất ở một số tỉnh như Bạc Liêu, Bến Tre... phát triển rất tốt.

Ngày 26.2, ngành nông nghiệp huyện Đại Lộc (Quảng Nam) phối hợp với Công ty CP Giống cây trồng Trung ương tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm đánh giá hiệu quả của mô hình sản xuất trình diễn 2 giống bắp nếp lai mới HN68 và HN88.

Vụ lạc năm nay, nông dân các địa phương ở Thừa Thiên Huế thu hoạch xong. Khác với mọi năm, lạc đã hái trái, phơi khô nhưng chỉ đóng vào bao cất chứ không bán.

Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt vừa cấp miễn phí 1.500 cây cam canh giống cho nông dân xã Tà Nung. Đây là hỗ trợ của ngành nông nghiệp cho nông dân nhằm chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi kém năng suất sang canh tác loại cây trồng mới.

Chọn giống cá rô phi đơn tính đực, nuôi thả theo hướng GAP, mô hình thí điểm nằm trong khuôn khổ dự án phát triển nuôi cá theo quy trình bán thâm canh được thực hiện tại xã Trung Minh và Dân Chủ (thành phố Hòa Bình) không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế hộ mà còn mở rộng khuyến cáo ở địa bàn 11 huyện, thành phố trong tỉnh.