Sống Khỏe Nhờ Trồng Lúa, Nuôi Gà
Với diện tích gần 8.000m2 đất lúa, gia đình anh Nguyễn Văn Song (ấp Hà Đức, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu) áp dụng khoa học- kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, nên lợi nhuận mang lại khá cao, đời sống gia đình luôn đủ ăn, khấm khá dần lên.
Bắt đầu từ năm 2011, khi huyện mở lớp tập huấn kỹ thuật canh tác lúa và tham quan thực tế, anh Song đã mạnh dạn áp dụng biện pháp sử dụng hợp lý phân bón, kết hợp dùng chế phẩm vi sinh phòng ngừa sâu bệnh, dịch hại. Kết quả, 2 vụ liên tiếp trong năm cho thu hoạch trên 10 tấn/ha, với giá lúa thị trường ở mức thấp (4.500 - 5.000 đồng/kg) anh Song vẫn có lãi khá từ 12 - 18 triệu đồng/ha. Từ đó, anh Song áp dụng kiểu canh tác này và hướng dẫn bà con hàng xóm làm theo.
Chỉ tính riêng việc sử dụng phân hợp lý, bón đúng, bón đủ và hạn chế dùng thuốc trừ sâu như trước đây, anh Song đã giảm gần 3 triệu đồng/ha, điều ấy đồng nghĩa với việc lợi nhuận gia tăng thêm 3 triệu đồng so với kiểu canh tác cũ. Mặt khác, nhờ canh tác khoa học nên cá thiên nhiên, cá đồng xuất hiện nhiều trên đồng lúa, anh giăng lưới, thả câu cải thiện thêm bữa ăn hàng ngày.
Bước sang năm 2012, lợi nhuận từ trồng lúa lại gia tăng chủ yếu nhờ thay đổi cơ cấu giống. Vụ 1 anh Song canh tác lúa thơm ngắn ngày, vụ 2 anh cấy giống lúa tài nguyên địa phương. Cuối năm, trừ hết chi phí anh lãi thuần hơn 25 triệu đồng (chưa kể dành hàng trăm kg lúa dư nuôi đàn gà, vịt trên 100 con). Trong khi nhiều gia đình tìm mối bán lúa khó khăn thì gia đình anh Song có đầu mối tiêu thụ ổn định. Lý do theo anh cho biết là chọn giống tốt, ứng dụng canh tác hợp lý, hạt lúa no, sáng rực, thương lái mua vào, chà lúa đạt tỷ lệ gạo cao hơn nên họ luôn ưu tiên mua lúa của anh.
Thấy anh làm ăn tốt, Liên minh HTX tỉnh Bạc Liêu phối hợp Hội Nông dân đã đầu tư mô hình nuôi gà ta tại nhà anh Song, sử dụng thức ăn tận dụng chủ yếu từ lúa. Trồng lúa, nuôi gà giúp gia đình anh Song thu lãi chung hàng năm trên 30 triệu đồng. Hiện đàn gà anh Song đang gia tăng số lượng, anh tự nhân giống tại chỗ, lứa nhỏ nối lứa lớn, duy trì ở mức vài trăm con/lứa, được hậu thuẫn từ đám lúa ngoài đồng, đàn gà no béo và dễ bán.
Từ mô hình trồng lúa, nuôi gà ta ăn nên làm ra của anh Song, Huyện đoàn Vĩnh Lợi (Bạc Liêu) đã tổ chức cho nhiều nhóm đoàn viên thanh niên tham quan, học hỏi và khuyến cáo nhân rộng mô hình hữu hiệu trên.
Có thể bạn quan tâm
Theo đó, sản phẩm cá thát lát Hậu Giang phải được sản xuất, chế biến trên địa bàn tỉnh Hậu Giang, đáp ứng được các tiêu chí gồm thớ thịt có màu trắng trong tự nhiên, thịt dai, cơ thịt mịn, săn chắc. Cá thát lát là đặc sản nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang được xem là ngon nhất khu vực ĐBSCL với nhiều cách chế biến như chả cá thát lát nấu canh, cá thát lát chiên muối sả…
Đây là chính sách tái cấp vốn đặc biệt, với lãi suất áp dụng là 0%/năm. Thời hạn tái cấp vốn là 364 ngày và được gia hạn tự động hàng năm với tổng thời gian là 3 năm. Mức tái cấp vốn được xác định tương ứng với số tiền tổ chức tín dụng đã thực hiện khoanh nợ cho khách hàng.
Năm ngoái, XK hồ tiêu của nước ta đã đạt gần 1 tỷ USD. Năm nay, đến thời đểm này, tuy chưa có con số thống kê chính thức, nhưng có thể nói, ngành hồ tiêu đã chạm mốc XK 1 tỷ USD.
Anh Hạ Quốc Thắng, ở ấp 5, xã Hòa An (Phụng Hiệp, Hậu Giang) chất 400 chai meo rơm cho biết: Hơn 10 ngày trước, nấm được thu mua tại ruộng với giá 43.000 – 50.000 đ/kg, có lúc tăng đến 60.000 đ/kg. Tuy nhiên, hiện lượng nấm được trồng không còn nhiều nhưng giá lại giảm mà lại còn khó bán hơn trước.
Quỹ Phát triển KH-CN, Sở KH-CN Đồng Nai dự kiến sẽ dành 10 tỷ đồng mỗi năm cho nông dân, doanh nghiệp vay không lãi suất.