Phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích nhiễm nặng
Ông Huỳnh Thanh Cảnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì buổi họp.
Ở điểm cầu UBND tỉnh còn có sự tham dự của lãnh đạo Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam; các thành viên Ban chỉ đạo Phát triển cây thanh long bền vững tỉnh.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, tính đến ngày 25/9/2015 diện tích thanh long bị nhiễm bệnh đốm nâu trong toàn tỉnh là 6.818 ha, trong đó nhiễm nhẹ 5.342 ha, trung bình 1.348 ha và nhiễm nặng 128 ha.
So với tháng trước, diện tích nhiễm bệnh giảm 1.221 ha, diện tích nhiễm nặng giảm 308 ha và so với cùng kỳ năm 2014 giảm 6.254 ha.
Hiện các địa phương đang tiếp tục công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức như thông báo diễn biến tình hình bệnh đốm nâu hàng trên phương tiện thông tin.
Từ 26/8 đến ngày 25/9, đã tổ chức tập huấn thêm 35 lớp.
Lũy kế từ đợt cao điểm đến nay đã tổ chức tổng số 347 lớp; phát tán thêm 1.314 tờ rơi, tài liệu.
Lũy kế đã phát tán 48.108 tài liệu, tờ rơi.
Đặc biệt trong tháng qua, để tiêu hủy mầm bệnh, các địa phương đã tiếp tục tiến hành tỉa cành bệnh để xử lý, kết quả đạt 214 tấn, trên diện tích khoảng 214 ha.
Lũy kế đến nay toàn tỉnh tiêu hủy 2.378 tấn cành trên 2.378 ha với 467 điểm ủ trên toàn tỉnh, diện tích vườn thanh long được vệ sinh là 19.615 lượt ha...
Sau khi nghe ý kiến của các địa phương, ban ngành, ông Huỳnh Thanh Cảnh chỉ đạo, cần tăng cường triển khai quyết liệt hơn nữa các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long.
Qua đó nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người dân.
Đồng thời phải coi đây là nhiệm vụ cấp bách, cần thiết, không được chủ quan, lơ là.
Phấn đấu đến cuối tháng 10/2015 không còn diện tích bị nhiễm nặng.
Có thể bạn quan tâm
Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp các bon thấp (LCASP) tại Hà Tĩnh chính thức khởi động vào cuối năm 2013.
Dù chưa thu hoạch xong vụ mùa, nhưng từ bác nông dân đến ông cán bộ khắp tỉnh Thái Bình đều khẳng định, năm nay được mùa lớn chưa từng có.
Chuyến đánh bắt thử nghiệm này chưa thực sự hiệu quả, bởi cả 3 tàu ra khơi, sau 3 ngày 3 đêm chỉ đánh bắt được 1 con cá ngừ. Tuy nhiên, các chuyên gia Nhật đánh giá cao tay nghề cũng như khả năng tiếp cận kỹ thuật câu của ngư dân Việt Nam
Cơ quan chức năng huyện Tam Đường đã cho tiêu hủy khoảng 1.200 con gia cầm các loại do nhiễm virus cúm A/H5N6 tại hai ổ dịch thuộc xã Sơn Bình và xã Bình Lư.
Bệnh lem lép hạt có khả năng tiếp tục phát sinh gây hại lúa mùa trà muộn trỗ bông - chín tại các tỉnh ven biển khu vực Bắc Trung bộ khi gặp mưa rào và tố lốc