Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.
Năm 2011, chị Mách được một người bạn giới thiệu về nghề nuôi thỏ. Ban đầu chị nuôi thử vài đôi thỏ Newzealand, kết hợp với chăn nuôi gà, lợn. Sau khi đã nắm chắc kỹ thuật, biết cách chăm sóc tốt loài vật này, chị mới dồn vốn làm thêm chuồng trại. Hiện gia đình thường xuyên nuôi hơn 300 con, gồm cả thỏ bố mẹ và thương phẩm, thu lợi khoảng 60 triệu đồng/năm.
Theo chị Mách, nuôi thỏ quay vòng vốn nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Kỹ thuật nuôi không khó, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn là rau, cỏ, lá cây. Trung bình mỗi năm, thỏ đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Sau ba tháng, trọng lượng đạt 2,2 - 2,7 kg/con là xuất bán.
Với ưu điểm thịt thơm ngon nên thỏ Newzealand được khách hàng ở Quảng Ninh và Hà Nội đến tận nơi đặt hàng. Một số hãng dược phẩm cũng thu mua phục vụ chế biến, sản xuất dược phẩm. 1 tạ thỏ thương phẩm lãi từ 4-5 triệu đồng.
Nhận thấy lợi nhuận khá, tháng 9-2013, chị Mách vận động một số hộ khác thành lập CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu, do chị làm chủ nhiệm. Vốn là một cán bộ hội năng động, dám nghĩ dám làm, sau khi tham quan những mô hình thành công trong và ngoài tỉnh, chị phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho CLB. Hiện nay, CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu có 22 thành viên, nhân được gần 400 con thỏ nái.
Ngoài việc nâng cao chất lượng thỏ thương phẩm, CLB tiếp tục phát triển đàn thỏ với quy mô ngày càng lớn hơn, chuẩn bị cung cấp sản phẩm theo hợp đồng ký với một hãng dược phẩm Nhật Bản có nhà máy tại Bắc Ninh.
Tâm huyết với nghề nuôi thỏ, chị Nguyễn Thị Mách không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ trong xã, mở ra triển vọng phát triển một nghề mới trên địa bàn Trần Thị Bản.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi lươn của ông Nguyễn Thành Trung, thường gọi là ông Chín Trung ở phường 6, thành phố Tân An đã được Trạm Khuyến nông thành phố Tân An chọn làm địa điểm để bà con nông dân đến tham quan và học tập kinh nghiệmm

Bao lần thất bại tới “liêu xiêu” nhưng tỷ phú nông dân Trương Văn Trị ( xã Nam Cường, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình) vẫn luôn tin vào một điều duy nhất: Mình có thể!

Một trong những vấn đề mà người nuôi tôm nước lợ quan tâm hàng đầu là chất lượng nước cấp vào ao nuôi vì đây là yếu tố môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của tôm.

Năm 2015, Khánh Hòa tiếp tục khảo nghiệm các giống lúa chịu hạn cho kết quả rất khả quan. Đây là cơ sở để các địa phương phát triển các giống lúa thích nghi với điều kiện sản xuất khi hạn hán xảy ra.

Thay vì sản xuất kiểu “mùa nào thứ ấy”, hiện nay nông dân nhiều nơi đã áp dụng thành công kỹ thuật tạo ra sản phẩm rau quả trái vụ, góp phần nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác.