Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Huyện Thạch Thành Vững Bước Phát Triển, Đi Lên

Huyện Thạch Thành Vững Bước Phát Triển, Đi Lên
Ngày đăng: 19/12/2014

Trong những ngày này, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành đang dấy lên phong trào thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất.

Tự hào là quê hương của Chiến khu du kích Ngọc Trạo, tiền thân của lực lượng vũ trang Thanh Hóa và khu vực Bắc miền Trung, dưới sự lãnh đạo của Đảng, truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân, huyện Thạch Thành ngày càng phát triển mạnh mẽ.

Từ năm 1986, thực hiện đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhất là từ năm 2005 đến nay, Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành tiếp tục phát huy truyền thống quê hương cách mạng, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu và đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng hệ thống chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng, nâng cao đời sống nhân dân.

Trong quá trình phát triển, huyện đã vận dụng sáng tạo nghị quyết của Đảng, chính sách của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Về phát triển kinh tế, huyện đã hoàn thành dồn điền, đổi thửa lần 2 và khuyến khích các hộ dân tích tụ ruộng đất, tạo thuận lợi đưa cơ giới vào sản xuất; đầu tư phát triển cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa. Hiện trên địa bàn huyện đã hình thành 4 vùng sản xuất tập trung: vùng lúa; vùng mía nguyên liệu; vùng cao su, rừng sản xuất; vùng nuôi trồng thủy sản.

Đưa các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, áp dụng các tiến bộ khoa học – kỹ thuật vào sản xuất. Huyện luôn quan tâm chỉ đạo đưa các giống lúa có tiềm năng năng suất cao vào gieo trồng, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, hiệu quả kinh tế ngày càng tăng. Đồng thời, thực hiện quy hoạch, ổn định diện tích mía nguyên liệu 5.200 ha; đưa các giống mía mới có năng suất, chữ lượng đường cao vào trồng; phát triển mía ven sông Bưởi để bảo đảm đạt năng suất 90 tấn/ha trở lên.

Tập trung phục tráng, xây dựng chỉ dẫn địa lý thương hiệu cho cây mía tím Kim Tân; hiện trên địa bàn huyện đã phát triển hơn 650 ha, thu nhập từ 160 đến 180 triệu đồng/ha/năm. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đầu tư phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại; chăn nuôi gia súc, gia cầm, con nuôi đặc sản dưới tán rừng.

Để tiếp tục ổn định, phát triển cây cao su, giải quyết những khó khăn trước mắt cho người trồng cao su, huyện Thạch Thành đã xây dựng, triển khai đề án, tạo thuận lợi để người dân được vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển chăn nuôi dưới tán rừng cao su. Ngoài ra,  huyện đang thực hiện quy hoạch, phát triển giống để trồng và phấn đấu đến năm 2020 trồng hơn 2.000 ha cây mắc ca...

Thực tế phát triển cho thấy, cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch đúng hướng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt. Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện khóa XXIII (nhiệm kỳ 2011 - 2015), từ năm 2011 – 2014, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt nghị quyết đề ra.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân 16%/năm; giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng bình quân 6,3%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng tăng bình quân 24,4%/năm; bình quân lương thực 415 kg/người/năm; giải quyết việc làm cho 20.278 lao động; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 24 triệu đồng...

Kinh tế phát triển, đời sống nhân dân dần được nâng lên, huyện có điều kiện huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Từ năm 2011 đến năm 2014, tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 3.384,2 tỷ đồng (vốn ngân sách Nhà nước 783,1 tỷ đồng, vốn doanh nghiệp 616,1 tỷ đồng, vốn dân cư 1.985 tỷ đồng). Với nguồn vốn này, hệ thống giao thông, phòng chống lụt bão... của huyện đã được tăng cường.

Phong trào nhân dân hiến đất, đóng góp tiền, ngày công xây dựng đường giao thông nông thôn phát triển mạnh mẽ. Kết cấu hạ tầng giáo dục, y tế tiếp tục được tăng cường, trụ sở làm việc của một số cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng mới. Nhiều nhà ở của nhân dân được đầu tư nâng cấp, xây dựng  cao tầng, khang trang.

Cùng với phát triển kinh tế - xã hội, huyện Thạch Thành luôn giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội. Chú trọng công tác xây dựng Đảng, củng cố vững chắc hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở. Thực hiện ngày càng có hiệu quả việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

Đồng thời, thường xuyên làm tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng; xây dựng Đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh... Về công tác luân chuyển cán bộ, từ năm 2010 đến nay, huyện đã luân chuyển 118 đồng chí; trong đó, cán bộ cấp huyện 36 đồng chí, cán bộ cấp xã 82 đồng chí và thu hút 93 sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về công tác tại xã.

Cán bộ điều động luân chuyển đã góp phần quan trọng trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, định hướng của huyện về phát triển kinh tế - xã hội tại các xã, thị trấn. Nhiều cán bộ được điều động luân chuyển đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, xây dựng trường chuẩn quốc gia...

Kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 25 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất của Đảng, Nhà nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền, quân và nhân dân các dân tộc huyện Thạch Thành là dịp ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của dân tộc, bản chất, truyền thống tốt đẹp, những chiến công oanh liệt của quân đội và nhân dân ta, cũng như thành tích trong phát triển kinh tế - xã hội mà huyện đạt được trong thời gian qua.

Qua đó, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu CNXH, ý chí quật cường, tự lực vượt qua mọi khó khăn, thử thách; ra sức xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, xây dựng quân đội nhân dân Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại...

Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả đề án “Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp huyện Thạch Thành trong hội nhập kinh tế quốc tế giai đoạn 2015 – 2020”, góp phần phát triển kinh tế theo hướng bền vững, tạo việc làm và không ngừng nâng cao đời sống nhân dân.

Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n133014/Huyen-Thach-Thanh-vung-buoc-phat-trien,-di-len


Có thể bạn quan tâm

Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn Có Thể Ăn Tôm Hùm Bệnh Nhiễm Vi Khuẩn

Theo ông Đào Văn Trí, quyền Viện trưởng Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3, hiện những bệnh trên tôm hùm ở các tỉnh miền Trung là do vi khuẩn và nấm gây ra – đây là những bệnh có thể điều trị được, do đó khi tôm có kích thước lớn bị những bệnh này vẫn có thể làm thực phẩm mà không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của người tiêu dùng.

25/09/2013
Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương Lâm Đồng: Đã Khống Chế Được Bệnh Lở Mồm Long Móng Gia Súc Tại Cát Tiên Và Đơn Dương

Chi cục Thú y (Sở NN-PTNT Lâm Đồng) cho biết, từ đầu năm 2013 tới nay, bệnh LMLM gia súc đã xảy ra tại huyện Cát Tiên và huyện Đơn Dương làm 431 con trâu bò của 137 hộ và 13 con heo của 6 hộ dân bị nhiễm. Cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương đã tiến hành tiêu hủy 30 con trâu bò (đã chết) và 45 con heo (13 con mắc bệnh và 32 con nuôi cùng chuồng).

25/09/2013
Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm Tiếp Tục Cấp Mã Số Cho Vùng Nuôi Tôm

Bệnh cạnh đó, các cơ quan chức năng sẽ tăng cường công tác xét nghiệm mẫu tôm, mẫu nước, đo các thông số môi trường ở các xã trọng điểm, cảnh báo những mầm bệnh nguy hiểm có thể xảy ra trong nuôi trồng thủy sản và đề xuất giải pháp khắc phục địch hại và ô nhiễm môi trường ở vùng nuôi, cơ sở nuôi trồng thủy sản.

26/09/2013
Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình) Về Vụ Cá Chết Hàng Loạt Tại Xã Gia Thủy, Nho Quan (Ninh Bình)

Trung tâm chẩn đoán Thú y T.Ư (thuộc Cục Thú Y - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa cho biết, nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết hàng loạt tại xã Gia Thủy (huyện Nho Quan - Ninh Bình) là do vi rút gây bệnh xuất huyết mùa xuân (SCV) trên mẫu bệnh phẩm cá trắm cỏ tại cơ sở nuôi cá của anh Nguyễn Văn Kiên (xã Gia Thủy, Nho Quan).

26/09/2013
Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc Nuôi Tôm Rạ, Tôm Cỏ Ăn Chắc

Có thể so sánh mô hình nuôi trồng thủy sản kiểu mới này ở huyện Bình Đại (Bến Tre) cũng giống như mô hình chăn nuôi bằng đệm lót sinh học trong chăn nuôi heo, gà ở các huyện trong tỉnh. Mô hình này có nhiều ưu điểm là ít vốn, an toàn, ăn chắc, bảo vệ môi trường, phù hợp với bà con nông dân khi không đủ vốn để nuôi tôm theo hướng công nghiệp.

29/09/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.