Sơn Động (Bắc Giang) Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Thỏ

Thấy giống thỏ Newzealand tăng trưởng nhanh, thịt ngon, dễ tiêu thụ, chị Nguyễn Thị Mách, thôn Thượng 1, xã An Châu, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn mở rộng quy mô chăn nuôi, vận động một số hộ thành lập Câu lạc bộ (CLB) chăn nuôi thỏ.
Năm 2011, chị Mách được một người bạn giới thiệu về nghề nuôi thỏ. Ban đầu chị nuôi thử vài đôi thỏ Newzealand, kết hợp với chăn nuôi gà, lợn. Sau khi đã nắm chắc kỹ thuật, biết cách chăm sóc tốt loài vật này, chị mới dồn vốn làm thêm chuồng trại. Hiện gia đình thường xuyên nuôi hơn 300 con, gồm cả thỏ bố mẹ và thương phẩm, thu lợi khoảng 60 triệu đồng/năm.
Theo chị Mách, nuôi thỏ quay vòng vốn nhanh, phù hợp với điều kiện chăn nuôi nông hộ. Kỹ thuật nuôi không khó, có thể tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp, thức ăn là rau, cỏ, lá cây. Trung bình mỗi năm, thỏ đẻ 6 đến 7 lứa, mỗi lứa từ 8 đến 10 con. Sau ba tháng, trọng lượng đạt 2,2 - 2,7 kg/con là xuất bán.
Với ưu điểm thịt thơm ngon nên thỏ Newzealand được khách hàng ở Quảng Ninh và Hà Nội đến tận nơi đặt hàng. Một số hãng dược phẩm cũng thu mua phục vụ chế biến, sản xuất dược phẩm. 1 tạ thỏ thương phẩm lãi từ 4-5 triệu đồng.
Nhận thấy lợi nhuận khá, tháng 9-2013, chị Mách vận động một số hộ khác thành lập CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu, do chị làm chủ nhiệm. Vốn là một cán bộ hội năng động, dám nghĩ dám làm, sau khi tham quan những mô hình thành công trong và ngoài tỉnh, chị phổ biến kinh nghiệm chăn nuôi, tìm đầu mối tiêu thụ sản phẩm cho CLB. Hiện nay, CLB chăn nuôi thỏ xã An Châu có 22 thành viên, nhân được gần 400 con thỏ nái.
Ngoài việc nâng cao chất lượng thỏ thương phẩm, CLB tiếp tục phát triển đàn thỏ với quy mô ngày càng lớn hơn, chuẩn bị cung cấp sản phẩm theo hợp đồng ký với một hãng dược phẩm Nhật Bản có nhà máy tại Bắc Ninh.
Tâm huyết với nghề nuôi thỏ, chị Nguyễn Thị Mách không chỉ làm giàu cho gia đình mình mà còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho nhiều hộ trong xã, mở ra triển vọng phát triển một nghề mới trên địa bàn Trần Thị Bản.
Related news

Số tiền này được bổ sung vào nguồn vốn sản xuất kinh doanh hàng tiểu thủ công nghiệp, đan lát xuất khẩu; sản xuất cơ khí phụ trợ; cung ứng vật tư nông nghiệp; bao tiêu sản phẩm nông nghiệp; thu gom rác thải sinh hoạt, san lấp mặt bằng làm đường giao thông nông thôn; đưa rước công nhân khu công nghiệp; trồng trọt; chăn nuôi gia súc-gia cầm-thủy sản (số dư nợ trợ vốn đến cuối tháng 9 là trên 34 tỷ đồng).

Với diện tích 0,3ha đất vườn trồng xoài cát chu và cát Hòa Lộc, anh Đỗ Văn Tới, một xã viên trồng xoài nhiều năm liền tại ấp Mỹ Hưng Hòa, xã Mỹ Xương cho biết, thời tiết năm nhuần tương đối thuận lợi cho việc trồng xoài nghịch mùa, chi phí bỏ ra cho vườn xoài khoảng 40 triệu đồng, ước tính nếu thu hoạch hết, anh có thể thu lợi nhuận trên 100 triệu đồng.

Nhiều thương lái trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc cỡ 0,7 - 0,8kg/con với giá dao động 34.000đ/kg (tăng hơn tuần trước 2.000 đồng/kg), giá lươn cỡ 250 - 300gram/con từ 150.000 - 160.000 đồng/kg (tăng 3.000 đồng/kg), giá cá tra thương phẩm từ 23.000 - 23.500 đồng/kg (tăng 500 đồng/kg).

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2014 phấn đấu đạt 7 tỉ USD; trong đó riêng mặt hàng tôm là 3,5 tỉ USD, chiếm 50% về giá trị. Có thể nói, con tôm đang trở thành sản phẩm xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản, thế nhưng điều nghịch lý là hàng loạt hộ nuôi tôm ở ĐBSCL luôn phập phồng nỗi lo thua lỗ bởi dịch bệnh tràn lan và giá cả lên xuống thất thường...

Huyện Lâm Thao hiện có 620ha nuôi trồng thuỷ sản, sản lượng thuỷ sản ước đạt trên 2.600 tấn; trong đó loại hình mặt nước ao hồ nuôi chuyên 520ha, năng suất 4,6 tấn/ha, loại hình 1 lúa, 1 cá 100ha, năng suất đạt 2,1 tấn.