Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Nuôi Heo Rừng Thuận Lợi Và Khó Khăn

Sóc Trăng Nuôi Heo Rừng Thuận Lợi Và Khó Khăn
Publish date: Wednesday. August 27th, 2014

Hiện nay, ở Sóc Trăng các mô hình nông nghiệp dễ làm, tốn ít chi phí đều rất thu hút nông dân, nhất là những hộ có sẵn đất đai muốn làm thêm các mô hình ngoài trồng lúa. Trong đó nuôi heo rừng rất được bà con quan tâm, nhưng số hộ nuôi chưa nhiều, vì vẫn còn những khó khăn nhất định.

Giống heo rừng mà bà con thường mua về nuôi là giống lai giữa heo rừng đực với heo nái địa phương, có sức đề kháng mạnh, chịu được sự thay đổi của môi trường sống, ít dịch bệnh, tỉ lệ hao hụt rất thấp.

Do đặc tính hoang dã còn nhiều nên heo rừng lai ăn tạp, mau lớn, thức ăn chủ yếu là tấm, cám, lục bình, chuối cây xắt nhỏ, rau củ quả các loại. Giá bàn cũng ổn định khoảng 100 ngàn đồng/kg, heo cho thịt chắc ít mỡ nên được người tiêu dùng ưa thích.

Hộ ông Tiêu Văn Sơn ở xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, nuôi heo rừng được ba năm cho biết, chi phí cho heo con chỉ từ 250 – 300 ngàn đồng/con, còn heo rừng giống khoảng 2 – 3 triệu đồng/cặp.

Do đặc tính hoang dã nên heo rừng thích sống trong môi trường tự nhiên, với khoảng 1000 m2 ông Sơn chỉ xây nền xi măng trên 100 m2 dành cho heo phối giống và heo sinh sản, còn lại là nền đất. Nhưng đặc biệt tường rào phải chắc chắn, được xây cao ráo, thông thoáng, cách xa nơi ồn ào vì heo rừng dễ hoảng hốt.

Heo đẻ mỗi năm 2 lứa, nếu chăm sóc tốt có thể đạt từ 8 - 10 con/lứa, heo con 20 ngày tuổi là có thể tự kiếm ăn và rất khỏe mạnh. Đợt vừa rồi ông bán được 5 con, mỗi con khoảng 20 kg, thu về 10 triệu đồng, trong đó lời khoảng 8 triệu đồng.

Hiện ông Sơn có hai con heo bố mẹ ban đầu và ba con heo tơ “Về thức ăn, nói chung heo rừng không cần nhiều chi phí thức ăn vì tôi tận dụng các loại rau quả vườn nhà, nhiều nhất là chuối, heo nhà mình ăn tầm bậy là không được, chứ heo rừng thì không lo. Về phần bệnh thì coi như tôi không tốn gì hết, có cái là mình phải tốn chi phí làm chuồng tường rào cho chắc chắn giai đoạn đầu trước khi mua heo về nuôi”.

Với giống heo địa phương nuôi cao nhất chỉ khoảng 4 tháng là có thể đạt 60 – 100 kg/con, còn heo rừng lai nuôi 12 – 15 tháng chỉ đạt 15 – 20 kg/con, lúc này mới có thể bán thịt. Thời gian nuôi khá lâu, trọng lượng không cao, nếu người nuôi không có nguồn thức ăn tự nhiên thì sẽ lỗ vốn, hơn nữa heo rất háu ăn, nếu thiếu thức ăn chúng sẽ cắn phá chuồng hoặc cắn phá lẫn nhau, gây thiệt hại cho người nuôi.

Chị Nguyễn Thị Linh – một hộ nuôi heo rừng ở thị trấn Long Phú, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng cho biết “Nuôi heo rừng lai lâu lắm mới bán được, trên một năm mới bán, ở đây nhờ tôi tận dụng vỏ trấu của nhà rồi đi gom cây củ quả xung quanh cho ăn chứ không là lỗ. Bán thì người ta lại tới chỗ chỉ con nào bán con đó, chủ yếu là hộ gia đình mua về ăn, chứ không có chỗ mua số lượng nhiều, một năm bán được khoảng mười mấy con thôi”.

Giống như chị Linh, rất nhiều hộ ở Sóc Trăng vì không tìm được đầu ra nên không tiếp tục mô hình này. Ngoài giá heo rừng cao gấp đôi so với heo địa phương thì thịt heo rừng cũng ít người biết đến. Hơn nữa do sống trong môi trường tự nhiên nên rất khó quản lý trong khâu vệ sinh; Nếu hộ có khu vực chăn nuôi gần khu đông dân cư rất khó áp dụng.

Để nuôi heo rừng, bà con cần kết hợp với các mô hình nông nghiệp khác, còn nếu nuôi riêng rẻ cần tính toán nguồn thức ăn và đầu ra chắc chắn, nếu không sẽ rất khó có được lợi nhuận từ mô hình này, do đó số lượng đàn heo rừng nuôi ở Sóc Trăng còn rất hạn chế.


Related news

Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Thỏ Newzealand Tại Huyện Hậu Lộc Hiệu Quả Bước Đầu Mô Hình Nuôi Thỏ Newzealand Tại Huyện Hậu Lộc

Mô hình chăn nuôi thỏ Newzealand quy mô nông hộ có nhiều ưu điểm như: tận dụng được tối đa nguồn thức ăn sẵn có là các loại rau, cỏ dại tại địa phương; ít dịch bệnh, quay vòng vốn nhanh. Bên cạnh đó, chi phí đầu tư cho chăn nuôi thỏ không quá tốn kém, phù hợp với quy mô chăn nuôi của đại đa số nông hộ.

Monday. November 24th, 2014
“Thất Bát” Xuất Khẩu Chè Cả Năm “Thất Bát” Xuất Khẩu Chè Cả Năm

Từ đầu năm đến nay, XK chè chưa có tháng nào thực sự “khởi sắc” khi lượng XK thường xuyên giảm, còn giá trị XK có tăng cũng chỉ “nhích” nhẹ so với cùng kỳ năm trước. Dự kiến, so với 2013, cả năm 2014 lượng chè XK sẽ sụt giảm tới 10%, trong khi giá trị XK tăng khoảng 6%.

Monday. November 24th, 2014
Xã Hoằng Anh Nuôi Chim Cút Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao Xã Hoằng Anh Nuôi Chim Cút Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hiện nay, thịt và trứng chim cút được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định. Các hộ nuôi chim cút tại xã Hoằng Anh ít nhất trên 3.000 con, nhiều trên 10.000 con. Bình quân, 1.000 con chim cút mái đang thời kỳ đẻ trứng, mỗi ngày cho thu khoảng 800 quả trứng cút. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về của các hộ nuôi chim cút đạt từ 60 triệu đồng đến 150 triệu đồng/năm.

Monday. November 24th, 2014
Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.

Monday. November 24th, 2014
Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản Tôn Vinh 101 Tập Thể, Cá Nhân Đạt Danh Hiệu “Chất Lượng Vàng Thủy Sản"

Công ty Cổ phần Thủy sản Hiệp Ước, một trong những doanh nghiệp sản xuất tôm giống hàng đầu của Việt Nam; Công ty trách nhiệm hữu hạn kinh doanh, chế biến xuất-nhập khẩu Quốc Việt trở thành doanh nghiệp đầu tiên ở châu Á có vùng sản xuất tôm đạt chất lượng của Hội đồng quản lý Nuôi trồng Thủy sản Bền vững( ASC), Hiệp hội Tôm Vĩnh Thanh, Nghiệp đoàn Nghề cá Lý Sơn, và nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi, thực phẩm khác...

Monday. November 24th, 2014