Sóc Trăng – Người Trồng Nấm Bào Ngư Tiếp Tục Thắng Lợi

Từ năm 2013, mô hình trồng nấm bào ngư được một số hộ ở huyện Châu thành, tỉnh Sóc Trăng làm thử, đến nay, mô hình này đang rất có hiệu quả. Nấm bào ngư hiện có giá trên 30.000 đồng/kg, giúp người trồng nấm tăng thu nhập.
Trồng nấm bào ngư có ưu điểm là không sử dụng thuốc, phân bón, nông dân có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để trồng. Mô hình ít vốn đầu tư, không cần nhiều diện tích, có thể tận dụng chuồng heo, chuồng gà để che mưa, tùy vào diện tích mỗi gia đình. Khoảng 20 ngày sau khi treo phôi là có thể thu hoạch đợt đầu và thời gian thu hoạch kéo dài 3 tháng.
Như hộ anh Trần Văn Vẻ ở xã An Ninh, huyện Châu Thành, cuối năm 2013 anh trồng thử 1.000 bịch phôi nấm bào ngư với chi phí đầu tư 2,2 triệu đồng. Sau 4 tháng, anh thu hoạch được 300 kg nấm, trừ chi phí còn lời 1 triệu đồng.
Hiện anh trồng 10.000 bịch phôi trên diện tích 120m2, với tổng chi phí đầu tư 25 triệu đồng, ước sẽ thu được 3,5 tấn nấm bào ngư, với giá bán 30.000 đ/kg thì anh sẽ thu được trên 100 triệu đồng. Một vụ sản xuất khoảng 4 tháng, tuy nhiên một năm trồng được bao nhiêu vụ thì còn tùy vào từng loại giống.
Anh Vẻ cho biết: “ Tôi đang trồng giống nấm bào ngư xám, tại vì bào ngư cũng có mấy loại là bào ngư trắng, bào ngư Nhật, mỗi loại nấm có đặc điểm khác nhau, như bào ngư xám thì 4 tháng, nhưng năng suất cao, còn bào ngư Nhật thì có thể hái kéo dài cỡ 7 tháng nhưng mà năng suất thấp hơn”
Cô Lê Thanh Thủy ở xã Hồ Đắc Kiện cho biết, do trồng lần đầu chưa có kinh nghiệm nên năng suất không cao, nhưng tính ra sau khi trừ chi phí vẫn có lời.
Lượng nấm thu hoạch được thương lái đến tận nhà mua toàn bộ, nhu cầu của thị trường đối với mặt hàng này còn khá nhiều “ Tôi mới trồng đầu tiên nhưng mà thấy đạt hiệu quả cao, năng suất đạt yêu cầu, tôi trồng ít, thu hoạch chưa đều, ngày 5 - 7 kg có, 3 - 4 kg có, cân cho bạn hàng thì 28.000, bán lẻ 30.000, nếu đợt sau có kinh nghiệm hơn, chắc sản lượng sẽ tăng nữa”.
Nấm bào ngư tương đối dễ trồng so với một số loại nấm khác, nhưng để trồng có hiệu quả cao thì phải hiểu được đặc điểm của loại nấm này. Theo các tài liệu nghiên cứu, nguyên liệu để trồng có thể là bã mía, rơm khô, mạt cưa.
Nấm bào ngư cần ít ánh sáng, ít gió, thích độ ẩm cao và nhiệt độ thích hợp từ 20 – 25 độ C. Nấm phát triển tốt trong môi trường ẩm thấp nhưng nhà trồng phải tương đối sạch sẽ, trong quá trình trồng cần chú ý cung cấp đầy đủ nước và độ ẩm cho phôi nấm. Quá trình thu hoạch và bảo quản nấm cũng phải rất cẩn thận, để đảm bảo nấm không bị mất chất.
Sau khi thu hoạch hết nấm, túi phôi có thể ủ làm phân bón cho các loại cây trồng rất tốt. Ông Huỳnh Văn Lanh ở xã An Ninh cho biết: “ Sau khi mình hái thì mình hái cho hết cây, không chừa gốc lại, sau khi hái xong thì tiếp tục tưới nước, ngày 3 lần để cung cấp độ ẩm cho phôi nấm, nhất là phải chú ý nhiệt độ của nhà trồng, đảm bảo từ 28 – 30 độ, nấm mời phát triển tốt được”.
Nấm bào ngư có nhiều chất dinh dưỡng, là mô hình triển vọng, nhưng để trồng thành công cần có quy trình và kỹ thuật nghiêm ngặt, nên dù có lợi nhuận cao nhưng số hộ ở Sóc Trăng trồng thành công chưa nhiều. Chủ yếu bà con tự rút kinh nghiệm trong quá trình sản xuất và truyền lại cho nhau. Do đó, bà con rất cần được ngành chức năng hướng dẫn những kỹ thuật cơ bản, để mô hình phát triển hiệu quả và bền vững hơn.
Nguồn bài viết: http://thst.vn/Chi_tiet_tin.aspx?key=2911&keycon=27&lsk=&keyntc=6
Có thể bạn quan tâm

20 năm là khoảng thời gian quá dài để có thể đánh giá những được - mất mà mô hình tôm – lúa mang lại. Những cách làm hay, những kinh nghiệm qua các lần thất bại, cùng những đề xuất, kiến nghị của những người trong cuộc sẽ là bài học bổ ích cho việc tái cơ cấu sản xuất vùng tôm – lúa ở Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững hơn.

Nghiên cứu tác động của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đến Việt Nam các tác động vĩ mô và trường hợp ngành chăn nuôi do TS Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) trình bày tại Diễn đàn Chính sách nông nghiệp Việt Nam số 4 ngày 8-9 tại Hà Nội cho thấy, ngành chăn nuôi trong nước có xu hướng bị thu hẹp sản xuất khi đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt đến từ các nước TPP, đặc biệt là đối với ngành thịt.

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao kỹ thuật sản xuất nông nghiệp công nghệ cao và xúc tiến thương mại nông nghiệp với tỷ lệ 1/500.

Không chỉ trang bị kiến thức, tư vấn làm ăn cho bà con nông dân (ND) Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ ND Hà Tĩnh còn làm đầu mối “tiếp sức” cho bà con ND sau học nghề được tiếp cận vốn ưu đãi, ký kết hợp đồng cung ứng giống, phân bón thức ăn và bao tiêu sản phẩm.

Sau hơn hai năm triển khai chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) của tỉnh Quảng Ninh đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các sản phẩm OCOP không chỉ góp phần quan trọng xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập người dân, phát triển KTXH trên địa bàn mà OCOP đã khẳng định thương hiệu riêng trong chương trình xây dựng nông thôn mới của tỉnh Quảng Ninh.