Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra

Nông Dân Nuôi Cá Tra Sợ Nhất Giá Cả Đầu Ra
Ngày đăng: 24/05/2012

Giá cá đầu ra bất ổn, lên xuống thất thường như hiện nay, có lúc lên cao đến 29.000 đồng/kg, có lúc xuống mức 21.000 đồng/kg, thấp hơn giá thành nuôi là nỗi lo chung của nhiều người nuôi cá tra ở ĐBSCL.

Nỗi lo đầu ra

Anh Trần Văn Tần, ở khu vực Thới Bình, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết: “Gia đình tôi nuôi 3 héc ta cá tra thương phẩm bán cho Công ty Hùng Vương, mỗi năm cung cấp hơn 1.000 tấn cá cá tra cho công ty. Hầu như, vụ nuôi nào tôi cũng đều thắng đậm, mang về bạc tỉ cho gia đình. Tuy nhiên, mấy năm gần đây, giá cá liên tục giảm, trong khi đó giá đầu tư lại tăng vùn vụt khiến người nuôi có thể bị thua lỗ hoặc phá sản, được hòa vốn đã là mừng lắm rồi”.

“Nuôi 1 héc ta cá tra phải đầu gần 10 tỉ đồng, mới cho ra gần 500 tấn cá tra thành phẩm và phải nuôi mất 7 - 8 tháng mới thu hoạch, vốn đầu tư nuôi cá đa phần cầm cố sổ đỏ vay vốn từ ngân hàng. Giờ tôi không còn lo ngại lắm về vấn đề kỹ thuật nuôi nhưng lại sợ đầu ra quá bấp bênh, giá đầu tư cho 1 kg cá tra bằng hoặc cao hơn giá bán cá thương phẩm cho các nhà máy. Với tình hình này kéo dài, người nuôi cá như chúng tôi lỗ nặng” - anh Tần than vãn.

Nỗi lo đầu ra không phải chỉ là của riêng anh Tần mà đây còn là nỗi lo của nhiều nông dân nuôi cá tra trong mấy năm gần đây khi giá cá tăng, giảm thất thường.

Theo ông Võ Thành Long, ở phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ: “Mấy năm nay tôi nuôi cá rất đạt, nhưng điều lo sợ nhất giá cả đầu ra mà thôi”.

Lợi cả đôi bên

Đứng trước tình hình bất ổn về đầu ra, nhiều bà con nông dân đã liên kết với doanh nghiệp để nuôi cá "ăn" trên đầu sản phẩm.

Ông Nguyên Văn Ne, quận Ô Môn, TP Cần Thơ cho biết, trong những năm đầu nuôi cá tra, gia đình ông đều thắng lớn vì giá cá khá cao, do đó ông tiếp tục mở rộng diện tích. Đến nay có gần 5 công mặt nước nuôi cá tra thương phẩm. Tuy nhiên, gần 2 năm nay, giá cá biến động (chủ yếu là giảm) khiến gia đình ông lỗ lã nên đã chọn cách bỏ công tiến hành nuôi ăn trên đầu sản phẩm cho một công ty Chế biến xuất khẩu ở Trà Nóc nên không còn sợ khâu đầu ra nữa.

Còn theo ông Lê Hoàng Vũ - Chi cục trưởng, Chi cục Thủy sản Đồng Tháp, nông dân nuôi cá tra theo dạng nhỏ lẻ còn rất ít, đa phần nông dân chuyển sang nuôi gia công hoặc nuôi liên kết cho công ty xuất khẩu sẽ đảm bảo rủi ro thấp.

Theo ông Trương Minh Giàu, Phó Tổng Giám đốc Công ty Việt An (An Giang): “Giá cá tra hiện nay đang xuống thấp từ 22.000 - 23.000 đồng/kg, bằng hoặc thấp hơn giá đầu tư 1 kg cá tra, khiến cho nhiều nông dân nuôi tự phát sẽ bị lỗ nặng nề, dẫn đến treo ao rất nhiều. Nhưng nếu nông dân nuôi có hợp đồng liên kết với công ty thì đảm bảo sẽ không lỗ, mà còn có lãi, tuy rằng có thể lãi không cao”.

Hiện nay, ngoài những doanh nghiệp lớn có khả năng tự chủ nguồn nguyên liệu thì một số doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra vừa và nhỏ đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng nguồn nguyên liệu. Việc liên kết giữa người nuôi và doanh nghiệp không chỉ giúp cho các nhà máy chế biến có nguồn nguyên liệu để hoạt động mà còn giúp bà con đảm bảo được về khâu tiêu thụ, có lợi nhuận ổn định.

Có thể bạn quan tâm

Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn Triển Khai Mô Hình Nuôi Hàu Đơn

Trong tháng 4/2013, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Quảng Ngãi phối hợp với Trạm Khuyến nông huyện Đức Phổ (Quảng Ngãi) tổ chức triển khai thả 12.500 con hàu giống Thái Bình Dương, trọng lượng bình quân 95 con/kg.

12/06/2013
“Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch “Kiện Tướng” Trồng Cam Sành Vụ Nghịch

Anh Lại Văn Khanh được mọi người gọi là “kiện tướng” trồng cam sành vụ nghịch cho hiệu quả kinh tế cao trên vùng đất Tân Hội, thành phố Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long). Với diện tích 18.000 m2 cam chuyên canh sành trong đó có 10.000 m2 với 1.300 gốc cam cho trái vụ nghịch, dự kiến trong vụ cam nghịch năm nay anh thu hoạch gần 50 tấn trái, thu nhập từ 700 – 750 triệu đồng, trừ chi phí, anh thu lợi nhuận gần 500 triệu đồng. Đây là mức thu nhập rất cao và rất ít hộ nhà vườn trồng cam sành đạt được.

12/06/2013
Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP Xây Dựng Vùng Chuyên Canh Rau Rộng 550 Ha Theo Tiêu Chuẩn VietGAP

Nhằm phát huy hiệu quả chương trình trồng rau an toàn, tiến tới quản lý chất lượng nông sản ngay từ khâu sản xuất, Tiền Giang đầu tư hơn 6 tỉ đồng phát triển vùng chuyên canh rau theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 550 ha tại 4 huyện Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Đông và thị xã Gò Công. Trong đó, huyện Châu Thành trồng 300 ha, Chợ Gạo 100 ha, Gò Công Đông 50 ha và thị xã Gò Công 100 ha. Dự án được triển khai từ tháng 6-2013 đến năm 2018.

13/06/2013
Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận) Triển Vọng Từ Mô Hình Nuôi Cá Nước Ngọt Tổng Hợp Ở Đức Hạnh (Bình Thuận)

Những ngày này về vùng đất xã Đức Hạnh (Đức Linh - Bình Thuận), chúng tôi nghe nói nhiều về câu chuyện của gia đình ông Nguyễn Diệu, ở thôn 1. Bởi ông là một trong những gia đình đang phát triển mô hình nuôi cá nước ngọt tổng hợp khá hiệu quả trên địa bàn xã. Chính mô hình này đã giúp ông có cuộc sống ổn định, quan trọng hơn mô hình này đã minh chứng cho cách thức sản xuất tương đối mới, trong khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn.

06/03/2013
Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả Kinh Nghiệm Từ Những Mô Hình Nuôi Tôm Có Hiệu Quả

Khi tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi vẫn còn diễn biến phức tạp, tác nhân gây bệnh tôm vẫn chưa được xác định, thì ngay tại những vùng nuôi tôm trong tỉnh Sóc Trăng, vẫn có những mô hình nuôi tôm rất thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thành công này là những bài học kinh nghiệm quý báu, là chỗ dựa của người nuôi tôm thêm vững tin bước vào vụ nuôi 2013.

08/03/2013