Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa

Sóc Trăng Giới Thiệu Một Số Giống Cỏ Trong Chăn Nuôi Bò Sữa
Ngày đăng: 28/07/2014

Ở Sóc Trăng khi đàn bò sữa ngày càng tăng thì nhu cầu cỏ làm thức ăn bò cũng ngày càng lớn hơn. Trong khi đồng cỏ tự nhiên ngày càng thu hẹp. Chính vì vậy vấn đề trồng cỏ trong chăn nuôi bò sữa là một giải pháp rất quan trọng.

Hiện nay chăn nuôi gia súc nhai lại trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng phát triển rất nhanh, đặc biệt là đàn bò sữa chiếm khoảng 4.700 con, do đó nhu cầu thức ăn xanh cung cấp cho chăn nuôi là rất lớn. Đặc biệt khi dự án phát triển đàn bò sữa toàn tỉnh lên 17.000 con năm 2020 và sản lượng sữa đạt 23.000 tấn thì nhu cầu cỏ cho chăn nuôi càng bức thiết hơn.

Thực tế cho thấy sự thiếu hụt cỏ trong chăn nuôi thường diễn ra vào những tháng khô hạn, nên đòi hỏi phải có lượng thức ăn dự trữ và phải chọn giống cỏ có năng suất và chất lượng cao mới có thể đáp ứng nhu cầu chăn nuôi gia súc trong tỉnh. Hiện nay ở Sóc Trăng có trồng một số giống cỏ cho năng suất và chất lượng cao như cỏ VA06, cỏ Voi, cỏ Sả và cỏ Nhật, bên cạnh đó Ban quản lý Dự án bò sữa Sóc Trăng đang triển khai trồng thử nghiệm các giống cỏ mới có sản lượng như: cỏ Stylo, cỏ Mulato, cỏ Mombasa guinea và cỏ Ruzi. Nhìn chung các giống cỏ phát triển rất tốt thích hợp với điều kiện khí hậu ở Sóc Trăng

Việc trồng cỏ có năng suất - chất lượng cao được xem như giải pháp hữu hiệu, vừa tạo ra nguồn thức ăn cho gia súc, vừa bảo vệ tốt môi trường, tăng độ phì nhiêu cho đất. Trồng cỏ có năng suất không phải là hướng đầu tư ngày một ngày hai mà đây là hướng lâu dài trong việc phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại. Kỹ sư Văn Đông Du – Chuyên viên kỹ thuật – Trung tâm giống vật nuôi Sóc Trăng giới thiệu cùng bà con về đặc điểm của một số giống cỏ được trồng phổ biến trên địa bàn tỉnh:

Cỏ VA06: Năng suất cỏ năm đầu có thể đạt 652 tấn/ ha/ năm và từ năm thứ 2 trở lên năng suất có thể đạt 1025 tấn/ha/năm, cây cao khoảng 1.3 – 1.7m là cắt được, có thể cắt 5-6 lứa/ năm. Dinh dưỡng ở giai đoạn 45 ngày hàm lượng đạm thô chiếm 7,6%, trong cỏ khô hàm lượng vật chất khô 23,5%. VA06 có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước. đất dốc, đất bằng, bờ ruộng.

Cỏ Voi (Pennisetum purpureum): Năng suất cỏ tươi đạt 120-300 tấn/ha/năm, trồng thâm canh và thu cắt kịp thời năng suất gấp đôi, thậm chí có thể đạt 400 tấn/ha/năm. Dinh dưỡng ở giai đoạn cỏ 45 ngày tuổi hàm lượng đạm thô 7,25%, Vật chất khô 24,0%. Có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước. đất dốc, đất bằng, bờ ruộng.

Cỏ Sả (Pannicum maximum): Năng suất đạt 280-300 tấn/ha/năm, mỗi năm có thể cắt 8-10 lứa. Dinh dưỡng ở giai đoạn 30 tuần tuổi đạm thô đạt 12,46%, Vật chất khô 21,00%. Cỏ Sả có thể trồng nhiều loại đất kể cả đất chua, đất hơi kiềm, chịu được mặn và khô hạn, đọng nước, đất bằng, bờ ruộng.

Cỏ có thể cho bò ăn ở dạng tươi và để tăng tính ngon miệng thì bà con nên băm cỏ thành những đoạn nhỏ mới cho bò ăn, Tuy nhiên ở thời điểm cỏ dư thừa thì có thể dự trữ cỏ lại bằng biện pháp ủ chua. Thức ăn ủ chua này là để tạo nguồn thức ăn có dinh dưỡng cao: giàu đạm, đường, sinh tố... dễ tiêu hóa và cung cấp nhiều men vi sinh hữu ích cho bò.

Để ủ 100 kg cỏ có tỉ lệ nước trong thân khoảng 70-80% ta cần có 1 kg muối, 4 kg rỉ mật đường, 0,5 kg urê. Tất cả trộn lẫn với nhau và tưới lên từng lớp cỏ như quy trình hướng dẫn. Ủ chua thức ăn cho phép người chăn nuôi khắc phục được tình trạng thiếu thức ăn, tạo nguồn thức ăn ổn định quanh năm. Khi ủ chua, thức ăn được bảo quản lâu dài, chất dinh dưỡng bị tổn thất ít, thức ăn lại có thêm những tính chất mới như mùi thơm, vị chua nhẹ xen lẫn vị ngọt, hấp dẫn vật nuôi ăn nhiều hơn.


Có thể bạn quan tâm

Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ Kinh Nghiệm Nuôi Chim Trĩ

Chúng tôi rất ấn tượng khi đến tham quan trang trại nuôi chim trĩ lớn nhất tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu của anh Phan Minh Châu (36 tuổi), ở tổ 2, thôn Sơn Hòa, xã Xuân Sơn (H. Châu Đức, T. Bà Rịa Vũng Tàu) bởi tận mắt thấy hàng trăm con chim trĩ đang sinh sống trong những dãy lồng.

30/04/2014
Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.

01/05/2014
Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến Bắp, Đậu Nành Nhập Khẩu Tăng Đột Biến

Giá thức ăn chăn nuôi trong những tháng tới nhiều khả năng sẽ ổn định nhờ doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi đã tận dụng cơ hội giá bắp xuống thấp để nhập về một khối lượng lớn trong mấy tháng qua, theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam.

01/05/2014
Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo Nuôi Le Le Mô Hình Chăn Nuôi Bán Hoang Dã Độc Đáo

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành, An Giang) đã thành công với mô hình nuôi le le bán hoang dã để lấy thịt và cho sinh sản. Mô hình chăn nuôi độc đáo này không những mang lại hiệu quả kinh tế cao, mà còn gián tiếp bảo tồn loài chim đang khan hiếm…

01/05/2014
Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp Nhân Tố Mới Trong Cơ Giới Hóa Nông Nghiệp

Hình ảnh những chiếc máy xới, gặt đập liên hợp (GĐLH) hoạt động hối hả ngoài ruộng vào giai đoạn làm đất, thu hoạch rộ; cùng câu chuyện chế tạo ra nhiều loại máy móc từ thực tiễn sản xuất của nông dân để phục vụ công việc đồng áng nói chung, như đã gián tiếp khẳng định một bước tiến mới của tiến trình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang vào giai đoạn hiện nay.

01/05/2014