Thanh Long Việt Nam Xuất Khẩu Sang New Zealand
Ngày 28-5, tại Hà Nội, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning và Cục trưởng Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ông Nguyễn Xuân Hồng, đã ký kết Chương trình đảm bảo chính thức để xuất khẩu trái thanh long của Việt Nam sang New Zealand. Lãnh đạo từ Bộ Công thương và Bộ Ngoại giao của Việt Nam cũng tham gia chứng kiến lễ ký.
Chương trình đảm bảo chính thức quy định các thủ tục và hoạt động trước xuất khẩu để đảm bảo những trái thanh long của Việt Nam khi nhập khẩu vào New Zealand đạt các yêu cầu an toàn sinh học và sức khỏe.
“Tôi rất vui mừng chia sẻ với các bạn, Việt Nam hiện là quốc gia đầu tiên và duy nhất được cấp phép xuất khẩu thanh long sang New Zealand vì chúng tôi hiện không nhập khẩu quả thanh long từ các quốc gia khác. Tôi rất mong những lô hàng nhập khẩu thanh long từ Việt Nam sẽ sớm cập cảng New Zealand để người tiêu dùng có thể bắt đầu được thưởng thức loại quả miền nhiệt đới thơm ngon này”, Đại sứ New Zealand tại Việt Nam, Ngài Haike Manning nói.
Năm 2011, quả xoài của Việt Nam đã được cấp phép để xuất khẩu sang New Zealand và hiện các nhà chức trách New Zealand đang xem xét việc cho phép nhập khẩu quả chôm chôm vào New Zealand.
Dự án phát triển giống cây hoa quả mới chất lượng cao, được tài trợ bởi Chương trình Viện trợ New Zealand, đã có những đóng góp đáng kể cho sự phát triển cho ngành trồng thanh long của Việt Nam. Các chuyên gia nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Cây trồng và Thực phẩm New Zealand và Viện Nghiên cứu Nông nghiệp Việt Nam đã tìm ra phương pháp hạn chế bệnh đốm trắng trên quả thanh long, căn bệnh phổ biến ở nhiều nước Châu Á. Các phương pháp này sẽ được áp dụng trên toàn Việt Nam.
Một thành tựu khác ngoài mong đợi là Dự án đã giúp bảo vệ pháp lý cho giống thanh long đặc biệt (LD5) và chuyển nhượng quyền sử dụng giống cho một trang trại thương mại là thành công bước đầu ngoài sự mong đợi. Đây là lần đầu tiên một giống cây trồng của Việt Nam đã được bảo vệ pháp lý, và chứng tỏ với thị trường rằng những giống cây được bảo vệ sẽ đạt chất lượng sản phẩm cao. Các giống thanh long mới đang được các chuyên gia của Dự án phát triển cũng sẽ có đặc tính kháng bệnh đốm trắng.
Có thể bạn quan tâm
Ngoài ra, mỗi năm Trung tâm sản xuất và cung ứng trên 2 triệu con cua biển giống cỡ C1, C2 cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Trung tâm đã nghiên cứu, tiếp nhận và chuyển giao thành công công nghệ sinh sản nhân tạo giống cá bống bớp từ Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng (Bộ NN và PTNT).
Hiện, nhiều nông dân huyện Châu Thành (An Giang) tận dụng khuôn viên nhà ở nuôi ba ba bán con giống và bán thịt. Nông dân Nguyễn Văn Xuẩn (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Hanh) xây 3 bồn trong hầm quanh nhà nuôi 400 con ba ba, mỗi bồn diện tích 15m² chứa khoảng 150 con. Ông cho biết, cứ 20 tháng bán ra một đợt.
Đến xã Kiên Thành, huyện Trấn Yên (Yên Bái) vào những ngày giữa tháng Bảy, đi đến đâu cũng bắt gặp không khí nhộn nhịp, người bán người mua măng tre Bát Độ.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đến nay toàn tỉnh có 17,16 ha diện tích nuôi tôm bị bệnh đốm trắng tại hai huyện Kỳ Anh và Lộc Hà, thiệt hại hơn 400 vạn con giống.
Khoa Thủy sản Trường Đại học Cần Thơ đã nghiên cứu thành công quy trình cho sinh sản nhân tạo, ấp nở và ương nuôi cá bột đối với nguồn cá đối bố mẹ thành thục được chọn từ tự nhiên. Theo TS Lê Quốc Việt cùng nhóm cộng sự, cá đối mẹ có trọng lượng 250g, cho đẻ trên 300.000 trứng, tỷ lệ nở khoảng 50%. Cá bột lớn nhanh, đạt kích cỡ 1,1 - 1,3cm và tỷ lệ sống 20% - 40% sau ba tuần tuổi.