Làm giàu với mô hình kinh tế tổng hợp
Bỏ phố lên rừng lập nghiệp
Chỉ mới đầu giờ sáng, nhưng không khí làm việc ở cơ sở của ông Hành đã rộn ràng.
Nhiều chị em tập trung chăm sóc vườn ươm.
Tiếng động cơ ì ầm phát ra khi nhóm thanh niên nhịp nhàng cưa xẻ gỗ.
Nhìn cơ ngơi mà gần 30 năm qua mình đầu tư công sức tạo dựng nên, ông Hành hồi tưởng về quá trình lập nghiệp của mình.
Ngoài keo, ông Hành còn ươm các giống cây lâm nghiệp khác như huỳnh đàn, lim xanh, sao đen.
Ông Hành kể, quê ông ở phường Chánh Lộ (TP. Quảng Ngãi).
Trở về từ quân ngũ năm hai mươi tuổi, nhưng lúc đó vì điều kiện gia đình quá khó khăn, không có vốn để kinh doanh buôn bán nên ông quyết định rời thành phố lên rừng trồng cà phê.
“Ngày ấy đi từ nhà đến Trà Tân phải mất cả ngày mới tới, cứ nửa tháng lại về đùm túm gạo, mắm lên đấy ở để chăm sóc 2ha cà phê nhà nước hỗ trợ trồng”, ông Hành nhớ lại.
Vài năm sau, khi đã bắt đầu làm quen với cuộc sống mới, ông đưa vợ lên để cùng chung sức khai hoang vỡ đất trồng rừng.
Thế rồi ý định cả đời gắn bó với mảnh đất này đến với vợ chồng ông lúc nào chẳng hay.
Đất không phụ công người
Từ chỗ không có gì, nhưng nhờ chịu khó lao động sản xuất, đến nay vợ chồng ông Hành đã là chủ sở hữu của 40ha keo.
Ông trồng theo kiểu gối đầu, nên năm nào cũng thu hoạch và xuống giống mới 10ha.
Ngoài trồng keo, gần chục năm nay ông còn ươm cây con giống.
Mỗi năm ông xuất bán 1,5 triệu cây keo con và nhiều loại cây lâm nghiệp khác.
Bên cạnh đó, ông còn tham gia dự án JICA của Chính phủ Nhật Bản hợp tác với Việt Nam - trồng rừng phòng hộ bền vững, với việc trực tiếp quản lý, chăm sóc gần 300ha keo, lim xanh, sao đen.
Cùng với việc trồng rừng, ông Hành còn mở xưởng chế biến gỗ cung ứng các sản phẩm cho người dân địa phương, đồng thời giải quyết việc làm, mang lại thu nhập ổn định cho 20 lao động địa phương, với mức lương 4,5 triệu đồng/ người/tháng.
Chị Hồ Thị Mến ở thôn Tà Ngon, cho biết: “Ở đây ngoài đi rẫy ra thì mình chẳng biết làm gì để kiếm ra tiền.
Mấy năm nay nhờ chú Hành tạo công ăn việc làm, nên hằng tháng mình có tiền lo cho gia đình, con cái học tập.
Cuộc sống không còn khó khăn nữa nên mình phấn khởi lắm!”. Ông Trần Đình Lợi - Phó Chủ tịch UBND xã Trà Tân cho biết: “Ông Hành là người làm kinh tế giỏi nhất của địa phương.
Mô hình kinh tế của ông Hành, không chỉ giúp giải quyết nhu cầu việc làm cấp bách cho đồng bào thiểu số, mà ông còn là người đi đầu trong việc ủng hộ, giúp đỡ người nghèo và các phong trào ý nghĩa khác của địa phương”
Có thể bạn quan tâm
Do thời tiết nắng nóng, ngày 10.6, hơn 20.000 con cá nuôi của ông Nguyễn Ngọc Tỉnh, tại hồ Xuân Sơn, xã Ân Hữu, huyện Hoài Ân đã bị chết. Số cá này, ông Tỉnh thả nuôi từ đầu năm 2015, gồm cá rô phi, mè, trắm cỏ, đang chuẩn bị thu hoạch.
Tin từ Phòng NN&PTNT huyện Châu Đức cho biết, tính đến nay trên địa bàn huyện có 1.073ha nuôi trồng thủy sản nước ngọt, tăng 443ha so với năm 2010.
Tăng cường mọi mặt công tác chỉ đạo, điều hành; đáp ứng tốt nhu cầu phát triển sản xuất trên lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, nhất là trong tình trạng giá tôm xuống thấp, giá vật tư đầu vào cao, dẫn đến người nuôi tôm không có lãi; con giống kém chất lượng... là những vấn đề "nóng" người nuôi tôm đặt ra tại hội nghị giao ban nuôi trồng thuỷ sản được Sở NN&PTNT tổ chức tại huyện Đầm Dơi (Cà Mau) ngày 11/6.
Ngày 11-5, ổ dịch đầu tiên được phát hiện tại 2 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng ở phường Hải Hoà, TP Móng Cái (Quảng Ninh) với diện tích ao nuôi bị nhiễm bệnh là 3,16ha. Và chỉ trong một thời gian ngắn dịch đã lan rộng ra nhiều diện tích nuôi tôm khác, trong đó có Quảng Yên.
Sáng 13.6, ông Đinh Anh Tuấn - Phó Chủ tịch UBND phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định cho biết: 10 ngày qua, sau khi tiếp nhận 600kg thuốc clorin do Chi cục Thú y tỉnh cấp để xử lý môi trường khu vực nuôi cá lồng biển ở Hải Minh Trong (tổ 46, khu vực 9, phường Hải Cảng), đến nay, môi trường nước cơ bản đã được khử, tẩy; dịch bệnh khiến cá chết đã được khống chế.