Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang
Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.
Tuy nhiên trong 4 năm gần đây từ năm 2010 - 2013, trừ năm 2012 là nghêu không chết, phát triển bình thường, giá nghêu thương phẩm cao từ 28.000 - 30.000 đồng/kg, nên ngư dân phấn khởi tập trung vốn đầu tư cho vụ nghêu năm 2013. Khi vụ nghêu bắt đầu thu hoạch thì vào đầu tháng 2/2013 xảy ra hiện tượng nghêu chết rải rác. Từ tháng 3 đến nay nghêu lại chết hàng loạt trên diện rộng, nhiều ngư dân mất trắng hàng tỷ đồng.
Ngày 27/3, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, cùng sở, ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy Gò Công Đông đã khảo sát vùng nuôi nghêu cồn Ông Mão, cồn Vạn Liễu thuộc khu vực nuôi 350 ha của Ban Quản lý cồn bãi của huyện.
Ông Huỳnh Văn Vinh - Trưởng Ban Quản lý cồn bãi huyện cho biết: Những năm trước, nghêu chết từ tháng 3, là nghêu thương phẩm, nghêu con không chết hoặc chết rất ít, nên lượng giống ít bị hao hụt. Nhưng năm nay, thời điểm nghêu chết sớm hơn từ tháng 2 và với tần suất ngày càng nhiều, từ 1, 2 con trên 1 m2, tùy theo khu vực, nặng nhất là vào ngày 11 - 13/3 nghêu chết đều trên cả 3 khu vực, mật độ dày từ 15 - 20 con/m2, không chỉ nghêu sắp thu hoạch mà nghêu giống mới thả khoảng 1 - 2 tháng chết khoảng 80%, trong khi đó, nguồn nghêu giống địa phương không đủ để cung cấp cho người nuôi trong vùng. Cụ thể vừa qua, đơn vị thả nghêu giống khoảng 43 ha tấn nghêu loại 2.000 - 2.500 con/kg, trị giá khoảng 5 tỷ đồng, trong thời điểm nghêu chết, nghêu con đã phát triển được 1.000 - 1.500 con/kg, diện tích thả giống phân bổ trên 10 ha, ước tính sản lượng khoảng 100 tấn nghêu, mức độ thiệt hại của nghêu giống khoảng 60 - 70%, riêng nghêu thịt chết trong khu vực quản lý từ 50 - 70%, ước thiệt hại khoảng 10 tỷ đồng.
Ông Trần Hai, Phó Ban Quản lý cồn bãi huyện cho biết, theo kinh nghiệm của người nuôi nghêu, khi triều xuống bãi con nghêu rất sạch, từ năm 2012 đến năm nay thì ngược lại, nghêu còn ngậm cát, đó là hiện tượng nghêu yếu và ốp, nên thương lái thu mua số lượng ít, người nuôi nghêu rất khó thu hoạch và mức giá năm nay chỉ từ 18.000 - 20.000 đồng/kg, giảm khoảng 10.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái, nên người nuôi càng khó khăn hơn.
Bà Huỳnh Thị Tỏ - Phó Chủ tịch UBND huyện Gò Công Đông thông tin: Đến thời điểm này, trên địa bàn huyện có 1.311 ha/183 hộ, trong đó những hộ dân có thuê đất của huyện thì có 786 ha/103 hộ có ký hợp đồng thuê đất với UBND huyện, mức thiệt hại đến thời điểm này khoảng từ 60 - 80%, ước khoảng 300 tỷ đồng, trước thiệt hại quá lớn của người dân, việc tái sản xuất gặp rất nhiều khó khăn, UBND huyện kiến nghị ngành Ngân hàng khoanh nợ, cho hộ nuôi vay tiếp để tái sản xuất trong mùa vụ 2013. Mặt khác, UBND huyện sẽ kiến nghị với UBND tỉnh trong việc miễn giảm tiền thuê đất cho người dân.
Trước tình hình nghêu chết chưa rõ nguyên nhân, ông Nguyễn Thanh Cẩn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khuyến cáo người nuôi nghêu, ương nghêu đến cỡ giống thích hợp, thả nuôi và thu hoạch trước tháng 2 hàng năm để đạt hiệu quả hơn và giảm thiệt hại, riêng về chính sách hỗ trợ người dân, ông cho biết, qua thống kê đã báo cáo về Bộ, tuy nhiên do qui định hiện hành hiện nay thì chưa lọt vào khung xem xét hỗ trợ, nhưng Sở vẫn kiến nghị với Bộ, một mặt địa phương trong điều kiện cho phép có thể miễn, giảm tiền thuê đất để phần nào giảm thiệt hại cho dân.
Có thể bạn quan tâm
Hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sắp tới sẽ bị tác động bởi dự thảo thanh tra thủy sản của chính phủ nước này.
Vừa qua, tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) đã ban hành chính sách hỗ trợ đối với hoạt động nhập khẩu sản phẩm thủy, hải sản cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Chính sách đó là cơ hội cho hàng thủy hải sản Việt Nam sang Trung Quốc.
Theo VASEP, năm 2013, Trung Quốc đã vượt qua Hàn Quốc trở thành nước tiêu thụ lớn thứ tư của thủy sản Việt Nam. Tôm là mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất sang Trung Quốc, hiện chiếm trên 60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang thị trường này.
Sáng ngày 15-1, ông Lê Sơn Tùng, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho - Tiền Giang) cho biết, với việc đưa vào hoạt động nhà máy chế biến thủy sản mới, GODACO dự kiến xuất khẩu đạt 80 triệu USD trong năm 2014.
Năm 1990 là năm đầu tiên các doanh nghiệp chế biến thủy sản tỉnh được xuất khẩu trực tiếp và đạt được 31 triệu USD. Cho đến nay, sau 23 năm phấn đấu, ngành thủy sản tỉnh tự hào với chỉ tiêu xuất khẩu vượt ngưỡng 1 tỷ USD. Năm 2013 là do nguồn cung của một số nước trên thế giới bị sụt giảm vì dịch bệnh, đẩy giá tôm liên tục tăng cao.