Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Cao

Trồng Xen Canh Cây Ăn Trái Cho Hiệu Quả Cao
Ngày đăng: 14/01/2014

Nông dân Giáp Văn Công, ngụ tổ 3, khu phố Suối Cam, xã Tiến Thành (TX. Đồng Xoài, Bình Phước) đã trồng xen cây ăn trái (măng cụt, sầu riêng) trong vườn tiêu gần 10 năm. Mô hình xen canh này đã giúp gia đình anh Công thu nhập cao.

Năm 2003, anh Công được bác ruột cho 1 ha đất trả vào công làm trong 8 năm. Có đất, gia đình anh trồng được 200 gốc tiêu. Thời gian này, anh Công xem sách, báo và đi tham quan học hỏi các mô hình trồng xen canh cây sầu riêng, măng cụt để áp dụng. Anh thấy nếu chỉ trông chờ vào vườn tiêu thì thu nhập không ổn định, giá lại thất thường. Còn nếu trồng xen cây ăn trái sẽ nâng cao thu nhập, hỗ trợ khi tiêu xuống giá.

Năm 2004, gia đình anh Công trồng xen vào vườn tiêu 40 cây măng cụt và 60 cây sầu riêng, hai năm gần đây trồng thêm trên 20 cây măng cụt. Anh Công cho biết, đất đỏ bazan phù hợp để xen canh các cây ăn trái. Ưu điểm của giống cây này là chiếm ít diện tích, ưa bóng mát, năng suất cao và giá ổn định, do vậy có thể trồng xen trong vườn tạp hoặc trồng chuyên canh với diện tích lớn.

Nếu biết tận dụng và làm đúng kỹ thuật sẽ giúp nâng cao thu nhập cho nông dân. Cây tốt có thể cho trái sau 7-8 năm trồng. Măng cụt, sầu riêng trổ hoa vào tháng 1, 2 và bắt đầu thu hoạch trái từ tháng 5 đến tháng 8. Cây măng cụt 7 năm tuổi cho khoảng 10 trái bói (1 kg), cây 8 tuổi cho 40 trái, cây 9 tuổi 100 trái, cây 15 năm tuổi cho khoảng 600 - 800 trái (60 - 80kg).

Những năm qua, vườn xen canh 3 loại cây trồng của gia đình anh Công luôn cho thu nhập năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011, tổng thu nhập bình quân đạt 70 triệu đồng, đến 2012 đạt 90 triệu đồng (đã trừ chi phí). Anh Công dự đoán năm nay vườn cây gia đình sẽ có trên 80% cho thu hoạch (tiêu chiếm trên 50%, còn lại trên 30% là cây ăn trái), thu nhập đạt khoảng 100 triệu đồng sau khi trừ chi phí.


Có thể bạn quan tâm

Địa Chỉ Tin Cậy Của Người Nuôi Thủy Sản Địa Chỉ Tin Cậy Của Người Nuôi Thủy Sản

Những năm qua, Trại giống Thủy sản Nghĩa Lộ (Yên Bái) luôn nỗ lực trong việc nghiên cứu, sản xuất, ươm nuôi các loại cá giống từ truyền thống đến đặc sản, chuyển giao kiến thức khoa học kỹ thuật… phục vụ nhu cầu phát triển nghề nuôi thủy sản của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

28/10/2013
Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học Hiệu Quả Từ Chăn Nuôi Gà Thịt Theo Hướng An Toàn Sinh Học

Những năm gần đây, phong trào chăn nuôi gà phát triển mạnh trên địa bàn huyện Tiên Lữ (Hưng Yên). Đặc biệt, mô hình nuôi gà theo hướng an toàn sinh học đã mở ra cơ hội mới cho người dân, vừa đem lại lợi nhuận cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

28/10/2013
Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng Uy Lực Của Các Chủ Vựa Tại Bến Cảng

Con số vựa thu mua thủy hải sản tại mỗi bến cảng chỉ một vài nhưng thú vị là các chủ vựa luôn được so sánh với một hình ảnh khá uy lực mà dân xứ biển dành riêng cho họ. Đó là những người hét ra lửa.

29/10/2013
Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt Nhiều Loại Sâu, Bệnh Gây Hại Hành, Tỏi, Cà Rốt

Bệnh lở cổ rễ đã hại khoảng 25 ha hành, tỏi, tập trung tại các xã Nam Trung, Nam Chính, Quốc Tuấn (Nam Sách). Ngoài ra, bệnh khô đầu lá, nghẹt rễ cũng bắt đầu hại hành, tỏi. Trên 40 ha cà rốt đã bị nhiễm bệnh thắt gốc với tỷ lệ bệnh trung bình 5-7%, chủ yếu xuất hiện tại các xã Đức Chính, Cẩm Văn (Cẩm Giàng), Thái Tân (Nam Sách). Hàng chục ha cà rốt ở Đức Chính, Cẩm Văn còn bị tuyến trùng gây hại rễ cây, nơi cao có 50% số cây bị hại.

29/10/2013
Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi) Trao Tàu Cá Trị Giá 5 Tỷ Đồng Cho Nghiệp Đoàn Nghề Cá An Hải (Lý Sơn - Quảng Ngãi)

Sáng 28.10, tại xã Nghĩa Phú, huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi), Quỹ tấm lòng vàng Người Lao Động đã tổ chức lễ bàn giao một tàu cá trị giá hơn 5 tỷ đồng cho Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, huyện Lý Sơn. Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Minh đã đến dự.

30/10/2013