Làm Giàu Từ Nghề Nuôi Trứng Nước
Nghề nuôi trứng nước là nghề mới phát sinh từ những người nông dân nhanh nhạy nắm bắt nhu cầu thị trường và tận dụng những gì sẵn có trong thiên nhiên ở huyện Châu Phú (An Giang).
Bo bo (một loại vi sinh vật sống trong nước), dân gian gọi là trứng nước vốn có sẵn trong thiên nhiên (trong môi trường nước có nhiều rong rêu, chất hữu cơ…). Đây là loại thức ăn thiên nhiên được xem là “ngon lành” của cá, nhất là cá nhỏ, cá giống.
“Có bao nhiêu là cơ sở cá giống mua hết bấy nhiêu vì cá giống, nhất là cá lóc con rất ưa trứng nước và cũng mau lớn nhờ nuôi bằng trứng nước” – ông Hai Nguyên chủ trại nuôi cá giống lâu năm ở xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú cho biết như vậy.
Huyện Châu Phú, nơi được xem là “trung tâm ươn nuôi cá giống của ĐBSCL” vì thế có hàng trăm người chuyên đi xúc trứng nước để bán. Tuy nhiên, “mỗi ngày vớt trứng nước thiên nhiên được vài ba ký, người nào giỏi cũng chỉ chục ký là cùng” – những người sống nghế xúc trứng nước cho biết.
Mặc khác người làm nghề vớt trứng nước thiên nhiên thường chỉ vớt được vào mùa nước nổi, là khoảng thời gian mà môi trường nước có nhiều rong rêu tạo điều kiện cho trứng nước sinh sôi và phát triển.
Nhiều người hành nghề xúc trứng nước cho biết, giá trứng nước cũng dao động thất thường nhưng nhìn chung là “sống được”. Anh Nguyễn Văn Út một người xúc trứng nước ở đây cho biết: “Mùa khô, khó ăn lắm, trứng nước xúc cả buổi chỉ vài ba ký, được cái có giá, có lúc tui bán được tới mười chín, hai chục ngàn đồng một ký”.
Từ chỗ cung không đủ cầu, những nông dân nhanh nhạy đã nghĩ ra cách nuôi trừng nước để bán. “Tôi thấy cũng đơn giản là nó tự sinh sôi trong môi trường nước xanh (nước nhiều rong rêu) và chẳng cần chăm sóc gì” – anh Dương Văn Tâm, một nông dân tiên phong nuôi trứng nước ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú cho biết.
Theo anh Tâm thì đầu tư cho việc nuôi trứng nước không tốn nhiều vốn, chỉ cần bỏ công mà nếu biết “điều nghiên” một chút nữa thì sẽ rất nhẹ công.
Anh Tâm dẫn chứng: “Như mô hình của tui chỉ tốn nặng nhất là tiền múc vuông bảy công đất (đào ao 7.000 m2) 20 triệu đồng; ống nhựa khoảng 12 triệu, lặt vặt khác khoảng 6 triệu đồng như đóng chiếc xuồng nhỏ, máy bơm nước đồng thời là động cơ chạy xuồng, lưới, dây…. Tuy nhiên những thứ này chỉ đầu tư một lần đầu.”
Với mô hình của anh Tâm, chỉ cần một lao động là thu hoạch được trứng nước bằng cách vận hành xuồng máy kéo lưới phía sau. Chỉ vài vòng kéo là thu hoạch được 30 đến 40 kg trứng nước. Với giá bán như hiện nay, 8.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí xăng dầu, anh Tâm thu vô trên 300.000 đồng/ngày.
“Thật ra chỉ tốn chưa tới nửa buổi sáng là đã hoàn thành công việc (xúc trứng nước bằng xuồng máy và đem bán cho các cơ sở nuôi cá giống). Thời gian còn lại trong ngày mình có thể làm thêm nhiều việc khác. Cái ngợi của nghề này là ở chỗ đó” – anh Tâm phân tích.
Anh Tâm còn cho biết thêm năm vừa rồi sau khi trừ hết chi phí, tính ra anh lãi gần 80 triệu đồng.
Nhiều nông dân tại địa phương đang “copy” mô hình nuôi trứng nước của anh Tâm vì tính hiệu quả cao mà chi phí đầu tư thấp.
Anh Lê Văn Tạo (ngụ ở ấp Mỹ An, xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú) vừa mới đào vuông gần 1ha nuôi trứng nước phấn khởi cho biết: ở đây tiện lợi được cái nữa là nguồn nước để nuôi trứng nước có nhiều ở chung quanh, do các hộ nuôi cá tra xả bỏ.
Nguồn nước này rất thích hợp với trứng nước (vì có nhiều chất hữu cơ sinh ra từ thức ăn thừa của cá tra). “Coi như mình không phải tốn chi phí bơm nước mà còn có thêm trứng nước vốn có sẵn trong nguồn nước này (nước từ các ao nuôi cá tra xả ra).” – anh Tạo chia sẻ thêm.
Mô hình nuôi trứng nước phát sinh mới đây và đang được nhiều người nhân rộng. Chúng tôi cho rằng trước mắt đây là mô hình có thể nhân rộng vì có thể tận dụng các ao nuôi cá tra đang bỏ trống (do bị thua lỗ vì cá tra thịt rớt giá liên tục thời gian qua). Chỉ riêng trong xã tôi đã có 8 hộ nuôi. Cả huyện Châu Phú số lượng lớn hơn nhiều, quan trọng là nhu cầu trứng nước đang còn rất lớn” - Ông Đòng Thanh Dũng, Chủ tịch Hội Nông dân xã Mỹ Phú, huyện Châu Phú, An Giang.
Nguồn bài viết: http://www.angiang.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3jPoBBLczdTEwODUBMXA0eLICNfLws34yAjE_2CbEdFAL-nBKI!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/web+content/agportal/sa-tin-tuc/635b27004672c24c910df31cc02d7b3f
Có thể bạn quan tâm
Công nghệ nuôi biofloc được hiểu là ao nuôi tôm sẽ được bổ sung một số loại vi sinh vật và không thay nước trong quá trình nuôi. Mô hình này đã được một số hộ nuôi tôm đang áp dụng tại một số địa phương ở miền Trung và ĐBSCL.
Trong hai ngày 9 và 10-12, hàng trăm ngư dân biên giới thuộc địa bàn xã Vĩnh Xương, Phú Lộc (TX. Tân Châu), Phú Hữu (An Phú - An Giang) dùng các phương tiện đánh bắt, như: Chài, lưới, vó cất, vó gạt… để đánh bắt cá đồng ra sông và trúng đậm.
Trong một cuộc Hội thảo về giống cây trồng, vật nuôi được tổ chức tại TP Quy Nhơn, lãnh đạo Bộ NN-PTNT đánh giá Bình Ðịnh là một trong những địa phương làm tốt khâu giống. Ðây là một trong những yếu tố quan trọng, giúp Bình Ðịnh phát triển sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Điển hình là gia trại nuôi gà đẻ lấy trứng thương phẩm theo phương pháp chuồng lạnh bảo đảm trứng gà sạch của gia đình anh Trần Văn Tiến, thôn Tân Hưng.
Dù diện tích trồng lúa giảm nhưng ngành Nông nghiệp sẽ mở rộng liên kết xây dựng cánh đồng mẫu lớn từ 200.000 - 250.000 ha, sử dụng các giống thích hợp với thị trường xuất khẩu.