Trang chủ / Cá nước ngọt / Cá lóc

Sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím

Sinh sản nhân tạo cá lóc đầu nhím
Ngày đăng: 05/11/2015

Nuôi vỗ cá bố mẹ

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống.

Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 – 1.200 g.

Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.

Ao nuôi vỗ cá bố mẹ là ao đất, có diện tích khoảng 500 – 1.500 m2, độ sâu khoảng 1,5 – 2 m.

Trước khi thả cá bố mẹ vào, ao phải được cải tạo kỹ và gây màu nước.

Thời gian nuôi vỗ cá bố mẹ khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, mật độ nuôi vỗ khoảng 2 – 3 kg/10 m2 ao.

Cho cá ăn bằng cá tạp cắt khúc vừa miệng cá, ngày cho ăn 2 lần, sang sớm và chiều mát, mỗi ngày cho ăn 3 – 5% trọng lượng cá.

Trước khi cho cá đẻ khoảng 1 tháng kiểm tra độ thành thục của cá, những con thành thục tốt chúng ta sẽ cho vào những cái vèo đặt trong ao, cho cá đực và cá cái vào 2 vèo riêng biệt.

Kỹ thuật cho đẻ

Chọn cá cái có bụng to tròn, dùng que thăm trứng để lấy trứng ra kiểm tra, thấy trứng tròn đều màu vàng tươi, có đường kính từ 1,2 – 1,6mm và rời ra là tốt.

Chọn cá đực có thân thon dài, vuốt dưới bụng có sẹ màu trắng sữa chảy ra là tốt.

Cá lóc có thể đẻ trong ao đất hoặc trong bể xi măng, tuy nhiên dùng bể xi măng chúng ta dễ phòng bệnh hơn, bể xi măng có hình vuông 80 x 80 x 80 cm.

Buồng trứng cá lóc chia thành nhiều ổ, mỗi ổ khoảng 3.000 – 5.000 trứng, do đó nếu tiêm kích dục tố thì có thể làm cho cá đẻ một lúc hết, nên một số trứng chưa chín cũng đẻ luôn dẫn đến chất lượng con giống không tốt, hơn nữa nếu sinh sản theo cách tiêm kích dục tố thì cá chỉ đẻ được 1 lần trong năm.

Do đó chúng ta cho cá đẻ theo cách tự nhiên cho chất lượng con giống tốt hơn.

Trước hết chúng ta vệ sinh bể sạch sẽ, lấy nước vào bể khoảng 50 – 60 cm, cho mỗi cặp cá bố mẹ vào 1 bể sau đó cho một ít cây rau muống vào bể, rau muống chiếm khoảng 20 – 40% diện tích bề mặt bể, với sự kích thích của nước mới và rau muống sau 1 đêm cá sẽ đẻ.

Do buồng trứng cá chia thành nhiều ổ nên những ổ nào trứng chín muồi cá sẽ đẻ, mỗi lần cá thường đẻ từ 1 – 4 ổ.

Để cho cá đẻ 2 đêm thì thu trứng đem đi ấp, lấy vợt có mắt lưới mịn vớt trứng cho qua bể ấp.

Cá bố mẹ cho trở lại 1 cái vèo khác đặt trong ao và tiếp tục nuôi vỗ tái thành thục, khoảng 1 tháng sau thì cá có thể thành thục và sinh sản tiếp.

Cặp nào không đẻ chúng ta cho trở lại vào vèo nuôi vỗ tiếp.

Với phương pháp này, tỉ lệ cá đẻ có thể đạt khoảng 60 – 80%.

Trứng cá lóc có thể ấp trong thau nhựa hoặc trong bể Composite, trước khi ấp cần khử trùng dụng cụ băng Iodine nồng độ 2 – 4 ml/m3.

Mực nước cho vào khoảng 0,2 – 0,3 m, Mật độ ấp 10.000 – 20.000 trứng/m2, những trứng không được thụ tinh sau 10 giờ sẽ chuyển sang màu đục và chìm xuống đáy, chúng ta sẽ xi phông đáy để loại những trứng này.

Trong quá trình ấp cho nước chảy nhẹ liên tục.

Ở nhiệt độ 28 – 300C, sau 20 – 26 giờ trứng sẽ nở thành cá bột.

Ương cá bột lên hương

Ao ương cá diện tích khoảng 200 – 3.000 m2, tuy vào quy mô của cơ sở, độ sâu khoảng 1,5 – 2 m, bón vôi để diệt tạp, diệt mầm bệnh liều lượng khoảng 10 – 15 kg/100 m2 ao, cấp nước vào ao qua túi lục min, mực nước khoảng 1,2 – 1,5 m.

Gây màu nước bằng thức ăn công nghiệp cho cá 40% đạm dạng bột mịn 10 kg cho 1.000 m2 ao, sau khoảng 3 ngày sẽ có màu nước và trứng nước.

Mật độ thả cá ương từ 100 – 200 cá bột/m2 ao.

Lúc mới thả vào chúng ta không cần cho cá ăn vì cá còn noãn hoàng, từ ngày thức 3 trở đi cho cá ăn trứng nước khoảng 150 kg trứng nước tươi cho 10.000 cá bột trong một ngày.

Do cá lóc có tính dữ, chúng ăn thịt lẫn nhau rất nhiều nên phải cho cá ăn liên tục không ngừng, khi chúng ta cho thức ăn vào sàng ăn nhưng con lớn sẽ vào ăn trước sau khi ăn no chúng sẽ ra ngoài nghỉ ngơi, lúc đó những con nhỏ mới vào ăn được, một lúc sau những con lớn lại vào sàng ăn tiếp, do đó thức ăn trong sàng phải luôn luôn còn.

Đến ngày thứ 10 cho ăn thêm cá xay nhỏ, trộn chung với trứng nước, giảm dần lượng trứng nước trong bữa ăn và đến ngày 21 thì có thể cho ăn hoàn toàn bằng cá biển.

Trong quá trình ương, chúng ta phải phân cỡ cá liên tục để hạn chế cá ăn nhau, khi ương được cá có chiều cao thân 2 mm bắt đầu phân cỡ cá.

Phân cỡ cá bằng cách lấy lưới lồng 2 kéo cá gom lại, những con nhỏ sẽ lọt qua lưới, còn những con lớn sẽ nằm lại trong lưới, cho những con này vào 1 cái vèo đặt trong ao ương và vẫn cho ăn bình thường, đến 2 ngày sau những đàn cá ngoài ao đã lớn bằng cá trong vèo, khi đó chúng ta thả cá trong vèo ra.

Và 2 ngày sau chúng ta tiếp tục phân cỡ cá tiếp.

Khi ương cá được khoảng 25 – 35 ngày tuổi, cá đạt chiều cao thân từ 6 – 8 mm, chúng ta bắt đầu bán cho các ao nuôi cá thịt.

Tỉ lệ sống ương từ bột lên 35 ngày tuổi có thể đạt khoảng 75 – 85%.

Hiện tại chưa thấy tài liệu nào phân loại cá lóc đầu nhím, theo một số tài liệu thì cá lóc đầu nhím là cá lóc được lai giữa cá lóc môi trề và các lóc đen.


Có thể bạn quan tâm

Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Lóc Kỹ Thuật Sản Xuất Giống Cá Lóc

Cá lóc là loài cá có giá trị kinh tế cao, chúng có một số đặc điểm như sức chịu đựng cao, kích thước lớn, tốc độ tăng trưởng nhanh, thịt ngon. Nghề nuôi cá lóc ở nước ta đang ngày càng phát triển.

13/07/2013
Phòng Trị Bệnh Lở Loét Cho Cá Lóc Phòng Trị Bệnh Lở Loét Cho Cá Lóc

Hiện nay phong trào nuôi cá lóc phát triển khá mạnh ở các tỉnh ĐBSCL, nhất là vào mùa nước nổi. Bà con thường nuôi cá trong ao, trong bể lót bạt nilon hay trong bè. Cá lóc trong tự nhiên thường rất khỏe, ít bệnh tật, nhưng trong điều kiện nuôi nhân tạo với mật số cao thì cá lóc cũng có nhiều bệnh gây hại. Nhiều gia đình mới nuôi cá lóc, chưa có nhiều kinh nghiệm đã thất bại do dịch bệnh gây ra.

08/08/2013
Nuôi Cá Lóc Bằng Nước Giếng Nuôi Cá Lóc Bằng Nước Giếng

Để nuôi cá lóc, nông dân ở xã Đại An (huyện Trà Cú, Trà Vinh) không chỉ vất vả đào ao mà họ còn phải cất công khoan giếng lấy nước ngọt nuôi cá. Sau hơn 4 tháng nuôi, bà con thu về hàng trăm triệu/ao nuôi 1.000 m2, so ra cao gấp 50 lần so với trồng lúa.

04/07/2013
Cách Quản Lý Chăm Sóc Cá Lóc Cách Quản Lý Chăm Sóc Cá Lóc

Trong chăn nuôi, quản lý chăm sóc vật nuôi là khâu quan trọng. Nếu vật nuôi được quản lý, chăm sóc tốt thì hiệu quả chăn nuôi được nâng cao, và ngược lại. Sau đây là một số nội dung có thể giúp bà con nuôi cá lóc tham khảo, áp dụng trong quá trình nuôi.

03/08/2013
Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông Kỹ Thuật Nuôi Cá Lóc Bông

Cá Lóc bông (Channa micropeltes Cuvier & Valencienes 1831) là loài cá dữ, nhưng thịt thơm ngon và rất được ưa chuộng. Kích cỡ cá lớn nhất đạt tới chiều dài 130cm, nặng 20kg.

27/07/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.