Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Lóc

Ương cá bột 5 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6 cm) thành cá giống 60 ngày tuổi (chiều dài khoảng 6-12 cm).
a. Điều kiện ao ương:
- Diện tích 200-1000 m2, giữ nước được trong mùa kiệt và không bị nậgp trong mùa lũ. Nguồn nước không bị nhiễm bẩn, nhiễm phèn. Cấp thoát nước chủ động, độ sâu 1,2-1,5 m.
- Bón vôi để diệt tạp, diệt mầm bệnh và tăng pH (không bị phèn). Liều lượng vôi: 10-15 kg/100 m2 ao (ao mới đào).
b. Bón phân tạo thức ăn tự nhiên:
- Bón phân chuồng (phân gà, bò, heo....) ủ cho hoai, liều lượng 10-15kg/100 m2 ao.
- Bón phân đạm (phân urê) 300 gram/100 m2 ao, phân lân 100 gr/ 100 m2 ao. Khi phân bón lót đã phân hủy hết (6-7 ngày) nước có màu xanh đọt chuối thì tiến hành thả cá vào ương.
c. Mật độ thả ương:
Mật độ thả cá ương từ 5.000- 10.000 con cá bột/100m2 ao. Nếu ương cá bằng vèo đặt trong ao (có những điều kiện như trên) mật độ ương là 800- 1000 con/ 1 m2 vèo.
d. Cho ăn và chăm sóc:
- Giai đoạn cá 5-15 ngày tuổi: Chủ yếu cho ăn động vật phù du (trứng nước), kết hợp với bón phân tạo màu nước xanh đọt trước.
Trong trường hợp thiếu hợp những loại thức ăn trên có thể cho cá ăn cua, cá tạp xay nhuyễn: 1 kg cua, cá tạp/ 10.000 cá con/ngày.
- Giai đoạn cá 18-25 ngày tuổi: Vẫn sử dụng những loại thức ăn trên và bổ sung thêm Vitamin C, Vitamin ADE. Lúc này cá đã có màu vàng, trên thân xuất hiện vẫy, cá mẹ không còn quanh quẩn bên cá con và cá con cũng bắt đầu tách đàn sống độc lập.
- Giai đoạn cá 25-35 ngày tuổi: Cá đã có màu đen giống cá trưởng thành, chiều dài 2-6 cm. Ăn được cá tạp xay nhuyễn, lượng cho ăn khoảng 10% trọng lượng thân cá. Tỉ lệ sống đến giai đoạn này khoảng 80%.
- Giai đoạn cá 35- 60 ngày tuổi: Thân dài 6-12 cm đạt tiêu chuẩn cá giống. Cho cá ăn các loại cá tạp, tôm tép, liều lượng 8% trọng lượng cá. Tỉ lệ sống trong giai đoạn này khoảng 60%. Lúc này đã có thể tuyển lựa cá đồng cở đưa ra ao lớn nuôi thành cá thịt.
Có thể bạn quan tâm

Tính bình quân mỗi năm, lão nông Nguyễn Văn Ký, 73 tuổi, ấp 3, xã Phú Minh, huyện Tam Nông (Đồng Tháp) có thể kiếm được khoảng 100 triệu đồng từ việc bán con giống cá lóc bông, hiệu quả hơn hẳn làm lúa.

Vùng đất duyên hải tỉnh Nghệ An chủ yếu là đất pha cát bạc màu, giá trị kinh tế khi trồng cây nông nghiệp rất thấp. Những năm gần đây, trên chính vùng đất ấy đã cho thu nhập rất cao (1 - 1,5 triệu đồng/m2) từ nghề nuôi cá lóc đen cao sản.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh. Tập trung nhiều ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang, Trà Vinh. Riêng ở Bến Tre, phong trào này có thực hiện nhưng còn nhỏ lẻ, rất ít. Nguyên nhân chính là khâu cung ứng thức ăn cho cá, chủ yếu là nguồn cá tạp nên rất bấp bênh, phụ thuộc vào khai thác tự nhiên, số lượng và giá cả không ổn định...

Vùng đất duyên hải tỉnh Nghệ An chủ yếu là đất pha cát bạc màu, giá trị kinh tế khi trồng cây nông nghiệp rất thấp. Những năm gần đây, trên chính vùng đất ấy đã cho thu nhập rất cao (1 - 1,5 triệu đồng/m2) từ nghề nuôi cá lóc đen cao sản.

Cá bố mẹ được chọn từ các ao nuôi thương phẩm hoặc các ao nuôi cá hậu bị của trại giống. Chọn cá bố mẹ khỏe mạnh, không bị trầy xước, có trọng lượng khoảng 600 – 1.200 g. Cá có trọng lượng khoảng 700 g có sức sinh sản tốt nhất.