Kỹ Thuật Chăn Nuôi Cá Lóc Tại Trại Thực Nghiệm VIC
Trại chăn nuôi thực nghiệm VIC ngoài việc nuôi hiệu quả mảng gà, heo còn có mảng cá lóc. Cá lóc tại trại trước tiên được nuôi trong bể, sau một thời gian mới đưa xuống ao.
Sau đây là một số chia sẻ của anh Vũ Văn Cương - kỹ thuật phụ trách mảng cá lóc tại trại thực nghiệm:
Nuôi cá lóc trong bể là phương thức nuôi khởi điểm tại Công ty VIC. Thời điểm đầu sử dụng phương thức này, công ty luôn duy trì ở mức 5 bể với diện tích mỗi bể khoảng 30m2.
Từ phương thức nuôi này, công ty nhân rộng và nuôi trên địa bàn huyện An Lão và hiện tại sử dụng cách nuôi tại trại thực nghiệm VIC, nâng số bể lên tới 66 bể. Tất cả đều sử dụng sản phẩm thức ăn Cá Vàng loại SF300 và SF400.
Anh Cương cho biết: Về khâu chuẩn bị, cải tạo ao nuôi, cũng tương tự như kỹ thuật nuôi cá lóc trong ao đất đã chia sẻ tại chuyên mục ở những kỳ báo trước. Theo quy trình nuôi tại trại thực nghiệm, trong khoảng thời gian 5 tháng đầu, cá lóc được nuôi trong bể.
Sau thời gian 5 tháng, cán bộ cùng nhân viên của trại thực hiện việc chuyển đổi môi trường cho cá lóc từ bể ra ao giúp cho cá thích nghi với môi trường mới và mau lớn. Cá được ương trong khoảng thời gian 1 tháng nhằm luyện cá ăn thức ăn tổng hợp. Đến khi cá quen thì chuyển hẳn sang dùng 100% thức ăn tổng hợp.
Sau đây là cách sử dụng thức ăn Cá Vàng dành cho cá lóc: Thời gian cá có thể xuất bán là 6 tháng. Ở thời điểm xuất, cá có trọng lượng khoảng 500-700gr. Sản phẩm cá lóc nuôi tại trại chủ yếu cung cấp cho thương lái nhỏ lẻ trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm
Bởi phòng bệnh là tránh đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào hệ thống ương nuôi, hoặc ngăn ngừa mầm bệnh phát triển, trị bệnh chỉ là giải pháp tình thế cuối cùng. Về thức ăn phải vệ sinh, tươi, sống; thức ăn công nghiệp phải đầy đủ dinh dưỡng và khoáng chất
Gần đây, phong trào nuôi cá lóc thương phẩm ở Bình Thuận phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đối với nghề nuôi cá lóc hiện nay, khó khăn lớn nhất là quản lý nguồn nước và nguồn thức ăn cá tạp tươi đảm bảo chất lượng và số lượng
Đến thăm trang trại của chị Phan Thị Vân ở ấp 3 xã Thạnh Trị huyện Đình Đại, nằm bên dòng Ba Lai hiền hòa vào những ngày cuối tháng 7 đã thật sự thu hút tôi bởi màu xanh của cây lá mà trước đó vài năm là một vùng đất cằn cổi không trồng được gì bởi nước mặn. Lối vào đã rợp bóng mát của hàng cây so đủa mà chị trồng để cải tạo đất và lấy lá để nuôi dê. Nhưng điều làm tôi thật sự chú ý lại là những vèo lưới lớn, nhỏ đủ cở được giăng dưới những ao mà trước đây là nơi nuôi cá lóc công nghiệp. Và khi bắt chuyện tôi mới biết đó là những vèo đang nuôi cá lóc chứ không phải là những vèo ươm cá giống như các trại cá khác.
Vì là loài cá dữ chuyên bắt mồi sống nên giai đoạn nuôi thịt không cần bón phân gây màu nước. Trong ao nuôi, ngoài sử dụng các loại cá tạp, cá còn có thể ăn các thức ăn chế biến có hàm lượng đạm cao, lượng cho ăn chiếm từ 5-6% trọng lượng cá
Cá lóc là loài cá sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh, rạch, ao, hồ, đầm, tốc độ sinh trưởng nhanh, thích nghi với mọi môi trường nước (đục, tù, nóng) có thể chịu đựng được ở nhiệt độ 39 - 40 o C