Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Siêu thị vào cuộc giải cứu hành tím Vĩnh Châu

Siêu thị vào cuộc giải cứu hành tím Vĩnh Châu
Ngày đăng: 23/04/2015

Thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) được biết đến là vựa hành tím hàng đầu của cả nước, với diện tích từ 4.000 - 7.000 ha, năng suất đạt khoảng 150.000 tấn sau 2 tháng gieo trồng. Thị trường xuất khẩu chủ yếu sang Indonesia. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay, Indonesia bất ngờ ngưng nhập khẩu hành tím khiến người trồng khóc ròng.

Giá 1kg hành tím không bằng gói mì tôm

Những ngày gần đây, tại địa bàn phường 1 và phường 2 thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng), chúng tôi ghi nhận hành tím được chất đống ngoài ruộng chờ thương lái đến mua.

Tiếp xúc chúng tôi, bà Đào Thị Tuyết ở khóm Cà Lăng A, buồn bã nói: “Do giá cả bấp bênh từ 2 năm trước, khiến gia đình tôi trồng hành thua lỗ. Đến vụ này, tôi vay gần 10 triệu đồng cộng với tiền nhà tiếp tục đầu tư 2 công đất hành tím. Tuy thu hoạch được hơn 4 tấn nhưng chờ mòn mỏi mới có thương lái đến mua với giá rẻ mạt 3.500 đồng/kg. Tôi định không bán nhưng do sợ thương lái bỏ đi nên đành bán tháo bán đổ”.

Bà Tuyết còn cho biết Tết vừa qua, giá hành tím có lúc vọt lên kỷ lục 30.000 đồng/kg, sau đó giảm dần xuống còn khoảng 20.000 đồng/kg. Lúc đó, nông dân mừng hết lớn nhưng đến nay giá giảm mạnh khiến họ buồn thiu.

Theo tính toán của các nông hộ, hiện nay mỗi công đất hành tím nông dân phải đầu tư giống, cày xới, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… khoảng 15 triệu đồng. Thế nhưng, với giá bán như hiện tại, nông dân coi như trắng tay. “Giá 1kg hành tím là thành quả sau 2 tháng gieo trồng song mua không nỗi một gói mì tôm”- nông dân Thạch Thị Hậu nói với chúng tôi như muốn khóc.

Theo ông Nguyễn Minh Chí, Phó Phòng Kinh tế thị xã Vĩnh Châu, trước đây, sản lượng hành tím của Vĩnh Châu xuất khẩu sang Indonesia đến 70 - 80%. Tuy nhiên, do Indonesia đã trồng được hành tìm nên việc xuất khẩu hành rất hạn chế. “Hiện nay, tại thị xã Vĩnh Châu còn tồn đọng khoảng 50.000 tấn hành tím” - ông Chí cho biết.

Tìm đầu ra cho nông dân

Để “giải cứu” hành tím, lực lượng Đoàn viên thanh niên (ĐVTN) tình nguyện của thành phố Sóc Trăng và thị xã Vĩnh Châu đã chia thành 7 - 8 nhóm, phối hợp với Hợp tác xã Hành tím Vĩnh Châu tiến hành thu gom, đóng gói để cung cấp cho các thương lái, các công ty, trường học ở TP HCM… Ngoài ra, lực lượng ĐVTN còn đứng ra bán lẻ hành tím tại địa phương và khách du lịch.

Anh Quang Nhựt, một ĐVTN của Thị đoàn Vĩnh Châu, cho biết: “Hôm qua (21- 4), lực lượng ĐVTN đã cùng với Hợp tác xã Hành tím Vĩnh Châu đóng gói và đưa lên xe 30 tấn hành tím cho một công ty ở Hà Nội. Ngoài ra, một số trường học ở TP HCM cũng tham gia “giải cứu” hành tím bằng cách đặt mua về dùng”.

Theo ông Nguyễn Chí Công, Phó Chủ tịch UBND thị xã Vĩnh Châu, hành tím là cây chủ lực của địa phương nên phải giải cứu bằng mọi cách. Ông Công cho biết thời điểm “vàng son” của hành tím Vĩnh Châu là vào năm 2006 - 2007. Lúc đó, giá hành tím đứng vững trong thời gian dài ở mức 26.000 - 30.000 đồng/kg. Với mỗi công đất trồng hành, nông dân “bỏ túi” khoảng 40 triệu đồng. Từ đó, nông dân đua nhau trồng hành tím dẫn đến tình trạng bế tắc đầu ra như hiện nay.

Cũng theo ông Công, hướng tới, ngành nông nghiệp của thị xã và tỉnh sẽ đi tìm đầu ra cho hành tím bằng cách xúc tiến thương mại thị trường trong nước. Ngoài ra, chính quyền địa phương cũng đang kêu gọi nông dân giảm diện tích trồng hành để cung không vượt quá cầu, chuyển sang trồng các loại cây khác như: cỏ, ớt, hành lá...

Tin vui cho bà con trồng hành tím Sóc Trăng, ngày 22-4, hệ thống siêu thị Co opMart và BigC đã vào cuộc thu mua hành tím cho bà con nông dân. Một doanh nghiệp sản xuất mì gói cũng đã liên hệ với chính quyền địa phương đặt vấn đề tiêu thụ hành tím - một tín hiệu đáng mừng ban đầu của hành trình “giải cứu” hành tím.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hướng đi hiệu quả

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, thổ nhưỡng địa phương là chủ trương lớn của huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) sau khi tái lập huyện.

02/07/2015
Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao Sơn tra, vối thuốc- hai loại cây cần phát triển ở vùng cao

Dự án trồng cây sơn tra, vối thuốc trong rừng phòng hộ giai đoạn 2016 - 2020 được triển khai trên địa bàn 2 huyện Trạm Tấu và Mù Cang Chải (Yên Bái).

02/07/2015
Nông dân trồng rau muống thu nhập khá Nông dân trồng rau muống thu nhập khá

Rau muống là loại rau khá dễ trồng và thị trường có nhu cầu tiêu thụ với số lượng lớn nên thời gian qua nhiều nông dân chuyên canh trồng rau muống trên địa bàn TP Cần Thơ đã có được thu nhập khá từ loại cây trồng này.

02/07/2015
Lãng phí 60% nước tưới cà phê Lãng phí 60% nước tưới cà phê

Dự án “Sử dụng nước tưới hợp lý, nâng cao hiệu quả ngành sản xuất cà phê Việt Nam” do tập đoàn Nestlé phối hợp với Cơ quan Hợp tác phát triển Thụy Sĩ (SDC) tài trợ trị giá 2 triệu EUR đã hỗ trợ hiệu quả cho 50.000 nông hộ trồng cà phê 5 tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum và Lâm Đồng).

02/07/2015
Diện tích trồng sen ở Tháp Mười (Đồng Tháp) giảm Diện tích trồng sen ở Tháp Mười (Đồng Tháp) giảm

Toàn huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) hiện chỉ còn 81ha sen, giảm 60ha so với vụ đông xuân và giảm 36ha so với vụ hè thu năm 2015.

02/07/2015