Si Ma Cai (Lào Cai) triển khai dự án chăn nuôi gia súc chất lượng cao

Hiện, huyện Si Ma Cai đang triển khai thí điểm mô hình chăn nuôi gia súc chất lượng cao theo hướng nuôi nhốt tại hai xã Sín Chéng và Bản Mế, mỗi xã thực hiện 1 - 2 nhóm sở thích chăn nuôi gia súc.
Cùng với việc thí điểm mô hình, huyện Si Ma Cai đã xây dựng dự án chăn nuôi trên địa bàn giai đoạn từ 2015 – 2020. Với mục tiêu chuyển từ chăn nuôi tự cung, tự cấp sang hàng hóa theo phương pháp tiên tiến, phấn đấu đến năm 2020, Si Ma Cai có hơn 60% hộ dân chăn nuôi theo hướng hàng hóa, hướng tới giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện từ 29,52% năm 2014 xuống dưới 10% năm 2020.
Hằng năm các hộ tham gia dự án dự kiến xuất bán ra thị trường trên 4.000 con bò, 1.800 con trâu, 1.000 con ngựa và 16.500 con lợn; tổng sản lượng thịt hơi xuất chuồng khoảng 2.100 tấn/năm. Việc triển khai dự án chăn nuôi chất lượng cao góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn, tăng giá trị tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp từ 43,03% năm 2014 lên 60% năm 2020.
Ngoài xây dựng dự án chăn nuôi chất lượng cao, huyện Si Ma Cai sẽ chuyển giao khoa học kỹ thuât, hỗ trợ vốn, giống cho hộ khó khăn, tạo nguồn thức ăn đảm bảo cho phát triển chăn nuôi trên địa bàn trong thời gian tới.
Related news

Từ một dòng sông xanh trong, tàu bè tấp nập qua lại, trên sông còn có nhiều hộ nuôi cá bè quy mô lớn. Đến nay, sông Vàm Cỏ Đông, đoạn chảy qua ấp Phước Trung, xã Phước Vinh, huyện Châu Thành (Tây Ninh) chỉ còn những đám lục bình trôi lấp mặt sông, với lác đác vài chiếc lồng nuôi cá vắng người chăm sóc.

Những năm qua, Hội Cựu chiến binh (CCB) tỉnh luôn quan tâm đẩy mạnh phong trào “Cựu chiến binh giúp nhau làm kinh tế giỏi” đem lại hiệu quả thiết thực. Từ phong trào này, những người lính năm xưa lại tiếp tục phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trên mặt trận phát triển kinh tế.

Cà Mau là 1 trong 21 tỉnh, thành được chọn triển khai thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) theo Quyết định 315 của Chính phủ. BHNN như nguồn động lực lớn khích lệ nông dân mạnh dạn đầu tư, tăng năng suất, sản lượng, bảo đảm tính cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường

Trước những khó khăn của nghề nuôi cá tra trong tỉnh Vĩnh Long do ảnh hưởng của giá cả đầu ra giảm, thấp hơn giá thành sản xuất, giá thức ăn, thuốc thủy sản tăng cao, người nuôi thua lỗ kéo dài, nhất là kể từ giữa tháng 3/2013, thông tin Bộ Thương Mại Mỹ áp mức thuế chống phá giá rất cao đối với các sản phẩm cá tra phi lê nhập khẩu từ Việt Nam, giá mua giảm sâu so với giá thành rất nhiều, làm cho kế hoạch thả lứa cá mới của một số nông dân phải tạm dừng lại.

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có công văn yêu cầu các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh có kế hoạch đấu tranh, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi vận chuyển, buôn bán các mặt hàng thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch. Bên cạnh đó, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh có trách nghiệm chỉ đạo các cơ quan trực thuộc kiểm tra những điểm kinh doanh, buôn bán, phương tiện vận chuyển các mặt hàng thủy sản, kiểm soát chặt chẽ việc xuất, nhập thủy sản; xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm; đồng thời tuyên truyền người dân không tiêu thụ các sản phẩm thủy sản nhập lậu, không qua kiểm dịch...