Sẽ Triển Khai Mô Hình Nuôi Cá Lồng Trên Lòng Hồ Thủy Điện Đăk Đrinh

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chánh Văn phòng UBND huyện Kon Plông (Kon Tum) cho biết: Huyện đã có tờ trình lên Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và được Sở đồng ý giao cho các đơn vị chức năng tìm nguồn vốn, phối hợp với huyện triển khai mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện Đăk Đrinh ở xã Đăk Nên. Dự kiến đầu tiên sẽ làm 5 mô hình nuôi cá lồng, sau này thành công sẽ nhân ra diện rộng.
Huyện cũng đề nghị hỗ trợ thả 50 vạn giống cá các loại xuống lòng hồ thủy điện để tái tạo nguồn lợi thủy sản sau này giúp người dân vùng tái định cư thủy điện ở Đăk Nên phát triển “nghề” đánh bắt, nuôi thủy sản, nâng cao thu nhập cho người dân. Ngoài ra, huyện cũng đã quy hoạch bến neo đậu tàu, thuyền và sau này sẽ trở thành bến cá.
Có thể bạn quan tâm

Ớt sừng vàng là giống cao sản cho năng suất cao, có độ cay tương đối tốt, được dùng để ăn tươi hoặc làm ớt khô và là gia vị không thể thiếu trong các bữa ăn của nhiều người. Nắm bắt nhu cầu thị trường, anh Lê Thanh Dũ ở xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã mạnh dạn đầu tư trồng ớt sừng vàng châu Phi trên diện tích 2.000m2.

Vốn đầu tư ít, thu lãi nhiều, dễ nuôi, hiện nghề nuôi kỳ đà ở xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) đang đầy triển vọng phát triển.

Chuẩn bị cho Tết Đoan Ngọ năm nay, huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các địa phương vận động các hộ chăn nuôi chuẩn bị trên 30.000 con vịt đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của bà con nhân dân trên địa bàn.

Mới đây nhất, đầu tháng 6, tại An Giang - vựa lúa lớn của đồng bằng sông Cửu Long- các nhà quản lý, nhà khoa học đưa ra một khuyến cáo rất... lạ: Chuyển đổi trồng lúa năng suất thấp sang trồng ngô, nông dân sẽ hưởng lợi gấp 3 lần!

Từ một hộ nghèo nhất xã, nhờ nuôi ba ba, đến nay gia đình ông Nguyễn Tất Đạt (thôn Đồi Cao I, xã Yên Bình, thị xã Tam Điệp, Ninh Bình) đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.