Giá Mãng Cầu Xiêm Tăng Cao, Nông Dân Phấn Khởi

Theo quan niệm của người dân Nam bộ, mãng cầu xiêm có ý nghĩa là "cầu", "cầu vừa đủ xài" trên mâm ngũ quả chưng 3 ngày Tết. Chính vì vậy, cùng với dừa, đu đủ và xoài, mãng cầu là loại trái cây không thể thiếu được nên nông dân trồng mãng cầu xiêm ở huyện cù lao Tân Phú Đông (Tiền Giang) phấn khởi do giá tăng lên.
Ông Nguyễn Văn Tâm, nông dân trồng mãng cầu xiêm ở xã Tân Phú, huyện Tân Phú Đông cho biết, hiện nay giá mãng cầu xiêm bán tại vựa nằm ở mức 17.000 - 20.000 đồng/kg tùy theo chất lượng trái, tăng 3.000 - 5.000 đồng/kg so với thời điểm cách đây một tuần. Đặc điểm của thị trường mãng cầu chưng Tết là mua cả trái non lẫn trái già, nhất là trái non bán cho người dân chưng Tết nên nông dân trồng mãng cầu xiêm có thể tỉa bớt trái non bán bớt, để có thêm thu nhập mua sắm cho gia đình.
Ông Lê Quang Bé, xã Phú Thạnh, cho biết, để chuẩn bị cho mãng cầu xiêm vụ Tết này, hàng năm nông dân phải tập trung bón phân, phun thuốc dưỡng cây từ tháng 6 và sau đó khoảng 2 tháng, cây bắt đầu ra hoa và tiến hành thụ phấn nhân tạo để tỷ lệ đậu trái cao và chất lượng tốt hơn.
Đối với vườn mãng cầu xiêm mới, để đảm bảo cây phát triển tốt, trong 2 năm đầu, mỗi năm bón 15kg phân hữu cơ hoặc phân chuồng hoai mục với 0,5kg NPK. Từ năm thứ ba trở đi, mỗi năm bón 15kg phân chuồng hoai, 300g phân urea, 1kg super lân và 200g kali. Nên chia bón làm 2 lần trước mùa mưa và sau khi thu hoạch trái. Bón phân quanh đường kính chiếu của tán cây, bón xong lấp đất và tưới nước cho phân hấp thu vào đất.
"Năm nay nhờ áp dụng đúng kỹ thuật chăm sóc nên vườn mãng cầu xiêm của tôi vừa mới thu hoạch được gần 900 kg trái mãng cầu cả non lẫn già với giá bán khá cao. Do đó, gia đình tôi năm nay chắc chắn sẽ có một cái Tết ấm no, sung túc", ông Định phấn khởi cho biết.
Lợi nhuận hấp dẫn
Ông Nguyễn Văn Thường, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phú cho biết, mãng cầu xiêm có chất lượng trái tốt, nhiều dinh dưỡng, hơn nữa theo nhiều tài liệu nghiên cứu, mãng cầu xiêm còn có tác dụng phòng trị một số bệnh nguy hiểm nên những năm gần đây thị trường tiêu thụ mãng cầu xiêm ngày càng được mở rộng, sức tiêu thụ mạnh.
Do đó, giá mãng cầu thời gian qua luôn ổn định ở mức cao trên 15.000 đồng/kg, có thời điểm giá mãng cầu xiêm lên 25.000 - 26.000 đồng/kg. Với năng suất mãng cầu xiêm bình quân khoảng 16-18 tấn/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, nông dân trồng mãng cầu xiêm có lợi nhuận hơn 150 triệu đồng/ha.
Theo ông Thường, Tân Phú là xã đầu tiên của huyện Tân Phú Đông phát triển cây mãng cầu xiêm. Hiện nay, hầu hết các ấp trong xã đã chuyển đổi cây trồng sang trồng mãng cầu xiêm với diện tích khoảng 270 ha.
Ông Nguyễn Văn Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tân Phú Đông cho biết, vài năm trở lại đây, nông dân trên địa bàn huyện đã tận dụng đất nơi khô cằn, phèn mặn để trồng mãng cầu xiêm theo hình thức ghép vào thân cây bình bát tăng sức chống chịu và cho năng suất cao. Đến nay, toàn huyện có 540 ha mãng cầu xiêm, trong đó có hơn 400 ha mãng cầu xiêm cho trái dịp Tết, tập trung tập trung tại các xã Tân Thới, Tân Phú, Phú Thạnh,...
Hiện nay, mãng cầu xiêm được ngành nông nghiệp tỉnh và chính quyền địa phương xác định là loại cây trồng chủ lực ở huyện cù lao Tân Phú Đông. Theo đề án phát triển mãng cầu đến năm 2015, huyện sẽ có khoảng 600 ha mãng cầu.
Hiện Tổ hợp tác trồng mãng cầu xiêm xã Tân Phú đang vận động nông dân trồng mãng cầu xiêm thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP dưới sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam nhằm cung cấp những sản phẩm chất lượng cao cho thị trường và phát triển bền vững nghề trồng mãng cầu xiêm ở địa phương này.
Có thể bạn quan tâm

Từ chỗ toàn ngành chỉ XK được 11 triệu USD, không đủ cho việc nhập vật tư thiết bị cho SX trong nước, đến nay đã XK khoảng 6,5 tỷ USD; từ chỗ cả ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản chỉ cung cấp được 600.000 tấn thủy hải sản cho nhu cầu tiêu dùng nội địa, đến nay đã SX trên 3 triệu tấn.

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư (KNLN) Thừa Thiên Huế Bùi Thị Hải Yến cho biết, gần đây đơn vị thực hiện nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản xen ghép mang lại hiệu quả khả quan. Mô hình nuôi tôm sú-rong câu trong ao nước lợ thực hiện thí điểm trong năm 2014 mang lại kết quả như mong đợi. Ưu điểm của mô hình là giãn khoảng cách vụ nuôi, tác động tương hỗ giữa thực vật (rong biển) và động vật (tôm) đến môi trường, hạn chế tối đa dịch bệnh và mang lại lợi nhuận cao.

Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.

Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.

Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.