Người Mua Bán Quýt Than Lỗ Vốn

Kết thúc phiên chợ 30 Tết, phần nhiều người bán quýt hồng tại chợ TP.Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã tiêu thụ hết hàng, nhưng không vui vì giá bán ra thấp hơn giá mua tại vườn.
Chị Cúc – bán trái cây trên xe đẩy ở khu vực chợ TP.Cao Lãnh cho biết, ngày 25 Tết chị đến tại vườn mua 500 kg quýt hồng với giá 40.000 đồng/kg, nhưng bán ra giá 40.000 đồng không được nhiêu, còn lại bán giá thấp hơn giá vốn, ngày 30 Tết có lúc bán chỉ 20.000 đồng/kg. Chị út, ở khóm Mỹ Hưng, phường 3, TP.Cao Lãnh, than: “Tôi vay tiền ngày qua Lai Vung mua gần 200 kg quýt hồng với giá 37.000 đồng/kg, nhưng bán phần nhiều từ 35.000 đồng trở xuống/kg nên lỗ 1,8 triệu đồng.”
Theo quát sát của chúng tôi, tại chợ TP.Cao Lãnh vào ngày 27 và 28 Tết, quýt hồng loại khá đẹp có giá phổ biến 40.000 đồng/kg, nhưng lượng bán ra ít vì người tiêu dùng cho là giá cao. Sang 29 và 30 Tết, giá quýt hồng giảm dần, đến trưa 30 Tết có người bán giá 20.000 đồng/kg quýt khá đẹp và sau đó giá trở lại khoảng 25.000 đồng - 35.000 đồng/kg đến tan chợ.
Những người bán quýt chợ TP.Cao Lãnh cho biết, năm nay lượng quýt hồng về chợ nhiều, nên không giữ được giá và do mua vào giá quá cao nên bị lỗ vốn. Trong khi đó, một số nhà vườn trồng quýt hồng ở huyện Lai Vung bán quýt được giá cao, ăn Tết phấn khởi hơn so với năm ngoái.
Toàn huyện Lai Vung có khoảng 1.000 ha quýt hồng cho trái. Thời gian cận Tết, thương lái đến tận vườn mua với giá dao động từ 30.000 đến 35.000 đồng/kg. Riêng quýt chưng Tết giá khoảng 40.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với năm ngoái.
Tết năm nay, ước sản lượng quýt hồng toàn huyện Lai Vung cung cấp cho thị trường khoảng 4.000 tấn. Nông dân trồng quýt thu lợi nhuận cao gấp đôi so với năm rồi, ăn Tết vui vẻ hơn.
Theo một số người trồng quýt, giá quýt tăng là do các thương lái từ các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, TP. Hồ Chí Minh đến tận vườn đặt cọc mua sớm trước Tết. Đáng chú ý, quýt hồng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGiap và GlobalGap được người tiêu dùng tiêu thụ mạnh.
Có thể bạn quan tâm

Với giá bán đầu ra khoảng 9.000 đồng/kg, năng suất 4 tấn/sào, đã có hộ trồng dưa hấu ở Cam Lâm (Khánh Hòa) lãi hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, giá dưa bán tại ruộng đang hạ dần nên khả năng lãi lớn chỉ đến với những người bán sớm.

Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…

Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.

Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.

Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.