Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu

Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu
Ngày đăng: 29/12/2014

“Vườn mãng cầu trái vụ, bán Tết Ất Mùi của tôi rộng hơn 2.000m2, hiện có khoảng 1.500 cây”, ông Đinh Văn Quang nói với sự tự hào.

Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.
Bằng kinh nghiệm thâm canh cây ăn quả, ngoài việc đào ao, lắp hệ thống tưới để cây có đủ nước trong mấy tháng nắng, ông chú trọng dùng phân hữu cơ cải tạo đất. Trong mỗi năm thường là tháng 6, sau khi thu hoạch mãng cầu chính vụ, ông xẻ rãnh gần cây để bón phân các loại, tỉa cành để cây vào trạng thái nghỉ. Và khi chỉ còn 3 tháng là đến Tết Nguyên đán, ông tập trung “đánh” mùa mãng cầu trái vụ.
Thay vì bỏ công lặt toàn bộ lá, ông dùng thuốc diệt cỏ nồng độ thấp, phun lên lá, để sau đó chừng một tuần toàn bộ lá mãng cầu sẽ bị cháy, trơ cành. Lại tưới bổ sung hàng ngày cho cây ra lá non, trái non. Trước khi thu hoạch 2 tháng, là thời điểm chọn trái, lặt bỏ trái xấu, giữ lại trái tròn và đẹp. Bình quân 20 trái/cây. Thời gian này cần thêm phân lân, kali cho cây khỏe, trái ngọt.
Do vậy, mỗi mùa mãng cầu trái vụ, ông Quang đều biết sẽ thu hoạch bao nhiêu tấn trái. Riêng tết Ất Mùi tới đây sẽ là 30.000 trái. Trung bình 4 trái/kg, sản lượng là 7, 5 tấn. Lấy giá trung bình là 20 ngàn đồng/kg của năm trước, tổng thu danh nghĩa là 150 triệu đồng. Trừ công chăm sóc gần 3 tháng, phân bón và thu hoạch là 50 triệu đồng, thực thu gần 100 triệu đồng.
“Tôi biết mọi người chú ý đến thanh long. Cả tỉnh tập trung vào thanh long, nên thị trường mãng cầu luôn rộng mở. Mãng cầu chắc chắn trúng, bởi Tết Nguyên đán nhu cầu loại trái này cao lắm. Người nông dân 40 tuổi nói, không giấu được niềm vui.


Có thể bạn quan tâm

Nuôi dúi, may túi đựng tiền Nuôi dúi, may túi đựng tiền

Mọi người vẫn nói về công việc của anh Lê Văn Hữu (57 tuổi, ở thôn Kim Thành, xã Hành Dũng, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) như vậy.

22/12/2015
Thoát nghèo nhờ trồng rừng Thoát nghèo nhờ trồng rừng

Nhờ chú trọng phát triển kinh tế đồi rừng, trồng quế, chè, đời sống của người Dao, La Chí và Nùng xã vùng cao Nậm Khánh huyện Bắc Hà (Lào Cai) đang được cải thiện, nhiều hộ gia đình thoát nghèo và vươn lên làm giàu.

22/12/2015
Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm Trồng keo lá tràm, thu bạc tỷ mỗi năm

Người dân thôn 5, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đều biết ông Trương “trồng rừng” - người tiên phong khai phá hàng chục ha đất rừng trên đập Đồng Nghệ để trồng keo lá tràm và thu về bạc tỷ mỗi năm.

22/12/2015
Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP Xoài cát Hòa Lộc đạt chuẩn chất lượng VietGAP

Vừa qua, Hợp tác xã Hòa Lộc, xã Hòa Hưng, huyện Cái Bè (Tiền Giang) đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang kết hợp với Công ty cổ phần Giám định và Khử trùng FCC trao giấy chứng nhận VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt) cho sản phẩm xoài cát Hòa Lộc.

22/12/2015
Nông dân Nam Đông làm giàu Nông dân Nam Đông làm giàu

Năng động, biết tận dụng lợi thế đất đai để trồng rừng, chăn nuôi, nhiều ND ở huyện miền núi Nam Đông, Thừa Thiên - Huế đã làm giàu trên chính quê hương của mình.

22/12/2015