Sẽ Thu Gần 100 Triệu Đồng Mãng Cầu

“Vườn mãng cầu trái vụ, bán Tết Ất Mùi của tôi rộng hơn 2.000m2, hiện có khoảng 1.500 cây”, ông Đinh Văn Quang nói với sự tự hào.
Quả đúng vậy, ở thôn Phước Thọ, xã Tân Phước (thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận), ông là người thường xuyên có mãng cầu chính vụ và trái vụ, bán đi các nơi, kể cả ngoài tỉnh. Đất ở Tân Phước đa phần là đất cát pha, thích hợp với mãng cầu, chính vì vậy, khi nhiều người nông dân Tân Phước chuộng cây xoài, thanh long, ông vẫn tập trung vào mãng cầu, cho dù loại cây này dễ cỗi nếu chăm sóc không hợp lý, hoặc thiếu nước tưới bổ sung.
Bằng kinh nghiệm thâm canh cây ăn quả, ngoài việc đào ao, lắp hệ thống tưới để cây có đủ nước trong mấy tháng nắng, ông chú trọng dùng phân hữu cơ cải tạo đất. Trong mỗi năm thường là tháng 6, sau khi thu hoạch mãng cầu chính vụ, ông xẻ rãnh gần cây để bón phân các loại, tỉa cành để cây vào trạng thái nghỉ. Và khi chỉ còn 3 tháng là đến Tết Nguyên đán, ông tập trung “đánh” mùa mãng cầu trái vụ.
Thay vì bỏ công lặt toàn bộ lá, ông dùng thuốc diệt cỏ nồng độ thấp, phun lên lá, để sau đó chừng một tuần toàn bộ lá mãng cầu sẽ bị cháy, trơ cành. Lại tưới bổ sung hàng ngày cho cây ra lá non, trái non. Trước khi thu hoạch 2 tháng, là thời điểm chọn trái, lặt bỏ trái xấu, giữ lại trái tròn và đẹp. Bình quân 20 trái/cây. Thời gian này cần thêm phân lân, kali cho cây khỏe, trái ngọt.
Do vậy, mỗi mùa mãng cầu trái vụ, ông Quang đều biết sẽ thu hoạch bao nhiêu tấn trái. Riêng tết Ất Mùi tới đây sẽ là 30.000 trái. Trung bình 4 trái/kg, sản lượng là 7, 5 tấn. Lấy giá trung bình là 20 ngàn đồng/kg của năm trước, tổng thu danh nghĩa là 150 triệu đồng. Trừ công chăm sóc gần 3 tháng, phân bón và thu hoạch là 50 triệu đồng, thực thu gần 100 triệu đồng.
“Tôi biết mọi người chú ý đến thanh long. Cả tỉnh tập trung vào thanh long, nên thị trường mãng cầu luôn rộng mở. Mãng cầu chắc chắn trúng, bởi Tết Nguyên đán nhu cầu loại trái này cao lắm. Người nông dân 40 tuổi nói, không giấu được niềm vui.
Related news

Vụ thu hoạch năm 2012, dưa hấu ở vùng phía Đông tỉnh Gia Lai được mùa. Thế nhưng, do giá dưa hạ xuống đột ngột khiến nông dân thiệt hại hàng tỷ đồng.

Phong trào làm 1.000 vườn rau xanh cho công nhân dân tộc Jrai được Công ty 74 (Binh đoàn 15) phát động từ tháng 1.2012. Ở huyện Đức Cơ (Gia Lai), đất cây công nghiệp dài ngày chiếm thế áp đảo.

Với nhiều người dân thôn Nhuận Trạch (xã Vạn Thắng, Ba Vì, Hà Nội) thì cựu chiến binh Nguyễn Hữu Thung là tấm gương vượt khó để làm giàu trên vùng chiêm trũng quê hương.

Từ ba, bốn năm nay, nghề nuôi cá chình phát triển rất mạnh ở các tỉnh ĐBSCL như: Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Đồng Tháp… Một trong những lý do thúc đẩy nhiều người nuôi cá chình là vì cá này được xếp vào loại quý hiếm, giá trị kinh tế cao và đầu ra dễ dàng…

Nuôi thú rừng đang có chiều hướng phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Tuy nhiên, việc nuôi thú rừng kinh tế này chỉ mang tính tự phát là chính chứ chưa có một định hướng thị trường cần thiết từ phía cơ quan chức năng cho người chăn nuôi. Do vậy, việc chăn nuôi thú rừng hiện cũng đang tiềm ẩn không ít rủi ro.