Sẽ khởi kiện bán phá giá thịt gà nhập khẩu vào Việt Nam

Dự kiến chi phí ban đầu cho vụ kiện gồm: thuê công ty tư vấn khoảng 200.000 USD; chi phí thuê công ty luật ở Việt Nam khoảng 200.000 - 250.000 USD, bao gồm nhận hồ sơ từ công ty Mỹ cung cấp có xác nhận và nộp hồ sơ cho Cục Cạnh tranh, theo đuổi vụ kiện…
Hiện có 8 công ty chăn nuôi gia cầm và những chủ trang trại nuôi 100.000 con gà trở lên, chiếm 90% thị phần gia cầm trong nước cam kết tham gia vụ kiện.
Theo ông Âu Thanh Long, dù giá thức ăn chăn nuôi ở Mỹ thấp hơn Việt Nam 15%, giá bắp tại Mỹ chỉ có 3.300 đồng/kg (Việt Nam 5.400 đồng/kg), nhưng chi phí nhân công, điện, vật liệu… tại Mỹ đều cao nên về cơ bản giá thành sản xuất thịt gà Mỹ và thịt gà Việt Nam không chênh lệch nhau nhiều.
Giá đùi gà bán tại siêu thị lớn nhất là Walmart tại Mỹ chỉ 2,79 USD/kg tương đương 63.000 đồng, cánh gà 3,30 USD/kg (74.000 đồng), ức gà 4,38 USD/kg (98.000đồng), gà nguyên con 3,39 USD/kg (76.000 đồng).
Như vậy đùi gà Mỹ bán tại Việt Nam giá 0,8 USD/kg (18.000 đồng) chỉ bằng 29% giá sản phẩm cùng loại bán tại thị trường Mỹ, chưa tính giá vận chuyển đông lạnh, thuế nhập khẩu, phí… và bán dưới giá thành sản xuất.
Chiều cùng ngày, tại buổi tọa đàm với các doanh nghiệp chăn nuôi phía Nam ở TPHCM, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Vũ Văn Tám cho biết, sẽ lập Tổ công tác chăn nuôi để làm việc trực tiếp với những công ty có dự án xuất khẩu thịt gia cầm gia súc nhằm tháo gỡ khó khăn.
Dự kiến tháng 10, Tổ công tác này sẽ làm việc với Công ty CP Việt Nam về dự án xuất khẩu thịt heo và Công ty TNHH Bell Gà (Bỉ - Hà Lan) với dự án xuất khẩu thịt gà sang Myanmar, Indonesia và Nga.
Có thể bạn quan tâm

Bộ NN-PTNT vừa ban hành Thông tư 47/2013/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng cây hàng năm, kết hợp nuôi trồng thủy sản trên đất trồng lúa.

Phong trào nuôi ba ba ở xã Trường Xuân, huyện Thới Lai, TP Cần Thơ cho hiệu quả cao, lợi nhuận gấp 3 lần trồng lúa; điển hình là hộ ông Hồ Đức Nguyên ở ấp Phú Thọ mỗi năm lãi trên 100 triệu đồng.

Tình trạng ngư dân dùng rọ lồng nhập từ Trung Quốc tận diệt các loài thủy sản ở các sông Trường Giang, Tam Kỳ, Bến Ván... đang ngày càng phổ biến, gây nhiều bức xúc cho nhân dân.

Theo Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau, 10 tháng đầu năm 2013, diện tích tôm nuôi bị bệnh trên địa bàn tỉnh hơn 906ha (trong đó có 749,3ha là tôm thẻ chân trắng), tăng 1,5 lần so với cùng kỳ năm 2012, tập trung ở TP Cà Mau, các huyện Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân, Trần Văn Thời. Để vụ nuôi tôm nước lợ năm 2014 đạt hiệu quả, Chi cục Thú y tỉnh Cà Mau chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, các trạm thú y, mạng lưới thú y cơ sở tăng cường công tác giám sát, hỗ trợ người nuôi phòng chống dịch bệnh trên tôm nuôi. Đồng thời khuyến cáo người nuôi thả nuôi với mật độ vừa phải: tôm sú từ 15-20 con/m2, tôm thẻ chân trắng từ 70-100 con/m2. Bên cạnh đó, vận động người nuôi chủ động cung cấp thông tin cho các cơ quan chuyên môn khi tôm nuôi có biểu hiện bệnh hoặc nghi ngờ bệnh để kịp thời phối hợp xử lý.

Cơn bão số 14 đi qua đã gây thiệt hại nặng nề cho bà con ngư dân Vân Đồn (Quảng Ninh). Hộ thiệt hại ít thì cũng vài chục đến vài trăm triệu đồng, hộ nhiều lên tới vài tỷ đồng. Điều đáng nói là đa số các hộ, doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản đều có thâm niên, nhiều kinh nghiệm trong nghề, nhưng do bão ập đến quá nhanh khiến họ trở tay không kịp.