Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát

Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát
Ngày đăng: 30/06/2015

Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng họp với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các hiệp hội, đồng thời khẩn trương phối hợp làm việc với một số địa phương nhằm rà soát lại mức thuế xuất khẩu đối với sắn lát để có điều chỉnh phù hợp.

Trước đó, nhằm khuyến khích sản xuất, phối trộn và sử dụng xăng E5 theo lộ trình đã nêu tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22.11.2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính điều chỉnh thuế xuất khẩu sắn lát nguyên liệu theo hướng khuyến khích sử dụng trong nước, góp phần bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ theo lộ trình sử dụng xăng sinh học quy định tại Quyết định 53/2012/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã có công văn gửi xin ý kiến các bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Khoa học và Công nghệ), các hiệp hội (Hiệp hội sắn Việt Nam, Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn (Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk lăk, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Dương).

Trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 10/12 ý kiến nhận được và 1 ý kiến đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu lên 10% và 1 ý kiến giữ nguyên mức 0%, ngày 6.5.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2015/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng sắn lát, có hiệu lực thi hành từ ngày 20.6.2015.

Như vậy, tới đây, mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với sắn lát sẽ được điều chỉnh phù hợp.


Có thể bạn quan tâm

Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa Bình Thuận phòng bệnh đốm nâu trên thanh long vào mùa mưa

Đến tháng 6/2015, diện tích nhiễm bệnh đốm nâu đã tăng lên 2.582 ha, chủ yếu tại 2 huyện Hàm Thuận Nam và Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận), tuy nhiên không có diện tích nhiễm nặng. Theo dự báo của Chi cục Bảo vệ thực vật, diện tích bị nhiễm và mức độ nhiễm bệnh đốm nâu trên cành non và các lứa trái chính vụ sẽ tiếp tục gia tăng trong mùa mưa.

24/07/2015
Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá Thanh trà Thủy Bằng và Dương Hòa được mùa, được giá

Tin vui đối với người dân 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa - 2 vùng trồng thanh trà trọng điểm của thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), khi nay loại trái cây đặc sản này không chỉ được mùa mà còn được cả giá.

24/07/2015
Sầu… vì sầu riêng Sầu… vì sầu riêng

Sầu riêng Khánh Sơn (Khánh Hòa) đang chuẩn bị bước vào vụ thu hoạch. Giá mặt hàng nông sản này được các thương lái đặt cọc thu mua tại vườn khá cao. Thế nhưng, người dân vẫn không vui, bởi năm nay, sản lượng sầu riêng giảm nghiêm trọng do bị rụng trái non khi mưa chuyển mùa.

24/07/2015
Thâm canh gần 15.000 ha dừa Thâm canh gần 15.000 ha dừa

Hiện nay, Tiền Giang xây dựng được vùng trồng chuyên canh dừa gần 15.000 ha, vượt gần 3% so kế hoạch cả năm và tăng 2% so cùng kỳ năm trước. Diện tích dừa tập trung tại các huyện ven biển nhiều khó khăn phía Đông: Tân Phú Đông, Chợ Gạo, Gò Công Tây… Tỉnh tích cực chuyển giao kỹ thuật thâm canh nhằm tạo thêm nguồn hàng hóa cung ứng thị trường, giúp nông dân tăng thêm thu nhập, ổn định đời sống.

24/07/2015
Xã Lùng Vai (Lào Cai) trồng mới 25 ha cây chuối mô Xã Lùng Vai (Lào Cai) trồng mới 25 ha cây chuối mô

Từ hiệu quả kinh tế cây chuối mô mang lại, năm 2015 nông dân thôn Cốc Lầy, xã Lùng Vai (Mường Khương - Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư trồng mới thêm 25 ha cây chuối mô, nâng tổng diện tích cây chuối mô tại huyện Mường Khương lên hơn 304 ha.

24/07/2015