Sẽ điều chỉnh về mức thuế xuất khẩu sắn lát

Bộ Tài chính đã chỉ đạo các đơn vị chức năng họp với các đơn vị liên quan của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương và các hiệp hội, đồng thời khẩn trương phối hợp làm việc với một số địa phương nhằm rà soát lại mức thuế xuất khẩu đối với sắn lát để có điều chỉnh phù hợp.
Trước đó, nhằm khuyến khích sản xuất, phối trộn và sử dụng xăng E5 theo lộ trình đã nêu tại Quyết định số 53/2012/QĐ-TTg ngày 22.11.2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành lộ trình áp dụng tỉ lệ phối trộn nhiên liệu sinh học với nhiên liệu truyền thống, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Tài chính điều chỉnh thuế xuất khẩu sắn lát nguyên liệu theo hướng khuyến khích sử dụng trong nước, góp phần bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất nhiên liệu sinh học.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và căn cứ theo lộ trình sử dụng xăng sinh học quy định tại Quyết định 53/2012/QĐ-TTg, Bộ Tài chính đã có công văn gửi xin ý kiến các bộ (Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên Môi trường, Khoa học và Công nghệ), các hiệp hội (Hiệp hội sắn Việt Nam, Hiệp hội nhiên liệu sinh học Việt Nam và Ủy ban nhân dân các tỉnh có diện tích trồng sắn lớn (Sơn La, Yên Bái, Hoà Bình, Bình Thuận, Nghệ An, Quảng Ngãi, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đăk lăk, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tầu, Bình Dương).
Trên cơ sở ý kiến đồng thuận của 10/12 ý kiến nhận được và 1 ý kiến đề nghị tăng thuế suất thuế xuất khẩu lên 10% và 1 ý kiến giữ nguyên mức 0%, ngày 6.5.2015, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 63/2015/TT-BTC quy định mức thuế suất thuế xuất khẩu 5% đối với mặt hàng sắn lát, có hiệu lực thi hành từ ngày 20.6.2015.
Như vậy, tới đây, mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với sắn lát sẽ được điều chỉnh phù hợp.
Related news

Thêm vào đó là những báo động về dịch bệnh đe dọa và phương thức nuôi lạc hậu, không có sự kiểm soát. Tuy rằng nhiều xã vùng sâu, xa, cao của tỉnh vẫn còn bảo tồn giống lợn bản địa nhưng việc nuôi chỉ mang tính tự cung, tự cấp. Vấn đề xây dựng và giữ thương hiệu vẫn chưa được quan tâm để phát triển sản xuất một cách bền vững, hiệu quả.

Nhiều nông dân ở xã Hiếu Nhơn (Vũng Liêm - Vĩnh Long) cho biết, mô hình công nghệ sinh thái, trong đó việc trồng các loại hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ các loài côn trùng có ích phục vụ cho cây lúa rất có hiệu quả.

Đây là một số tiền lớn nên nhiều nông dân “ngại” bỏ tiền ra đầu tư. Một số hộ khác thì do diện tích đất, chất lượng cây trồng kém, năng suất, sản lượng thấp… nên những năm qua không tích lũy được thì nay không có vốn để thực hiện tái canh.

Bước vào mùa vụ ở Bắc Ninh, chiếc máy gặt đập liên hợp (GĐLH) luôn trở thành “tâm điểm” cần mẫn làm việc trên khắp những cánh đồng lúa chín rộ. Cùng với việc hoàn thành dồn điền đổi thửa ở nhiều địa phương, nhu cầu sử dụng cơ giới trong thu hoạch lúa tăng cao, việc đầu tư cho những chiếc máy GĐLH cũng được nhiều nông dân quan tâm và chuyển theo hướng chất lượng hơn.

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, sản lượng thủy sản ngư dân Bình Định khai thác được trong 6 tháng đầu năm 2014 đạt 78.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá ngừ đại dương đạt gần 5.000 tấn, tăng 6,6%. Sản lượng thủy sản khai thác được khá lớn, nhưng ngư dân không vui vì chi phí đầu vào đang ở mức cao, trong khi giá sản phẩm giảm mạnh.