Nuôi Cá Vẩu, Một Lãi Một

Gần đây, tôm sú và ốc hương trên địa bàn xã Vinh Hiền và Lộc Bình (Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thường xuyên xảy ra dịch bệnh, khiến bà con lâm vào cảnh nợ nần. Trước khó khăn đó, người dân đã "rẽ bước sang ngang" đầu tư nuôi cá lồng, trong đó cá vẩu là đối tượng nuôi được chú trọng.
Đối tượng nuôi mới
Đến xã Vinh Hiền, đi đâu cũng nghe người dân đề cập đến chuyện nuôi cá vẩu. Đây là mô hình nuôi tự phát, song đem lại nguồn thu nhập khá cao. Năm 2009, mô hình nuôi cá vẩu được hình thành từ sự tình cờ trong một lần đi đặt chuôm đánh bắt cá hồng, cá mú tự nhiên về nuôi thì có lẩn con giống cá vẩu. Đó là loại cá sống tự nhiên ở biển, được dân gian xếp vào loại cá quý hiếm, ngon, có thịt săn chắc, thơm và ít có mùi tanh như một số loại cá khác.
Anh Phan Dũng, ở thôn Hiền An 1 (Vinh Hiền) cho biết: “Theo kinh nghiệm, thời gian cá vẩu sinh sản ở biển và cá giống con trôi vào đầm nhiều nhất là thời điểm tháng 11 âm lịch. Cá vẩu giống có đặc thù tránh di chuyển nhiều, bởi nếu trợt vẩy cá sẽ chết.
Ngoài ra, cá vẩu ăn mạnh và chịu được nước ngọt hơn các loại cá chuyên sống môi trường nước lợ, mặn khác”. Thức ăn cho cá vẩu là các loại cá tạp tươi sống, băm nhỏ cho ăn 5 - 6 lần/ngày trong hai tuần nuôi đầu, sau đó giảm xuống còn 3 lần/ngày. Sau 6 tháng nuôi là cho thu hoạch đạt trọng lượng khoảng 1,5 kg/con; bán với giá 200 ngàn đồng/kg.
Nếu thả nuôi 100 con/lồng với kích cỡ cá thả 60 con/kg đến khi thu hoạch sẽ cho lãi ròng khoảng 30 triệu đồng; cao gấp 1,5 lần so với cá mú, hồng. Nắm bắt ưu điểm này, từ 2 lồng nuôi, hiện anh Phan Dũng đầu tư thêm 2 lồng nữa, tổng cộng mỗi năm thả nuôi 4 lồng với 400 con cá vẩu giống do anh khai thác và mua lại của người dân đánh bắt được. Nhờ mạnh dạn đầu tư, trừ mọi chi phí, mỗi năm thu lãi hơn 100 triệu đồng. Đến nay, gia đình anh không những thoát nghèo mà còn vươn lên làm giàu.
Tiếng lành đồn xa
Tiếng lành đồn xa, không những trong vùng mà còn được lan sang các địa phương lân cận, như xã Lộc Trì, Lộc Bình… Anh Trần Cát, ở thôn Tân Bình (Lộc Bình) nói. Được tin ở xã Vinh Hiền, nhiều bà con nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, năm 2010 gia đình tui vay của người thân 20 triệu đồng đầu tư nuôi 100 con cá vẩu. Sau 6 tháng, cho lãi gần 20 triệu đồng. Kết quả mang lại, đầu tư một lãi một, mừng quá, năm sau gia đình tui đầu tư phát triển thêm 2 lồng nuôi cá vẩu.
Nhờ vậy, có tiền trả bớt nợ ngân hàng ở kỳ nuôi tôm trước, còn một phần tiếp tục đầu tư nuôi cá lồng trên phá”. Hiện trên địa bàn xã Lộc Bình cũng có nhiều hộ tham gia nuôi cá vẩu mang lại hiệu quả kinh tế cao, không những xóa đói giảm nghèo mà con giúp hàng chục hộ nuôi có đời sống khấm khá hơn.
Ông Châu Ngọc Phi, Trưởng phòng Thủy sản (Trung tâm Khuyến Nông lâm ngư) cho biết: “Cá vẩu thuộc họ cá chim trắng, có giá trị kinh tế cao. Để nhân rộng mô hình nuôi cá vẩu lồng, cần phải có thời gian và chiến lược lâu dài, bởi hiện nay nguồn giống chưa chủ động được, đầu ra phụ thuộc vào thương lái.
Trung tâm đang có kế hoạch nghiên cứu và đưa vào nuôi thử nghiệm giống cá chim có đặc tính tương tự cá vẩu nhưng có khả năng sinh sản. Nếu thành công sẽ giúp người dân chủ động hơn về mặt con giống, từ đó giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi”.
Để nghề nuôi cá vẩu phát triển bền vững và hiệu quả, ngành thủy sản cần hỗ trợ cho người nuôi về kỹ thuật, như: cải tạo lồng nuôi, cách chọn giống, cho ăn… Chính quyền địa phương khuyến khích bà con không nuôi một đối tượng trên nhiều diện tích, thả nuôi với mật độ vừa phải… tránh ô nhiễm môi trường và đầu ra cho sản phẩm được dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các trại sản xuất cá giống cần ứng dụng công nghệ mới và mở rộng sản xuất để có nguồn giống đảm bảo chất lượng cung ứng cho người nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 18-9, đại diện Công ty TNHH C.N (TP. Hồ Chí Minh) đã xuống hỗ trợ 35 tép hạt giống và 500.000 đồng/hộ cho nông dân trồng ớt Nguyễn Văn Nguyên (Song Bình, Chợ Gạo - Tiền Giang) và Lê Văn Gấm (Tân Mỹ Chánh, TP. Mỹ Tho - Tiền Giang).

Mức hỗ trợ Trại sâm Tắc Ngo thuộc UBND huyện Nam Trà My bằng mức hỗ trợ cho nhân dân, số lượng cây giống hỗ trợ tùy tình hình thực tế từng năm và được UBND tỉnh phê duyệt.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Đắk Nông, để thực hiện tốt chương trình tái canh cà phê, Viện Khoa học kỹ thuật Nông-Lâm nghiệp Tây Nguyên (WASI) đã phối hợp với Công ty Nestle’ Việt Nam hỗ trợ 50% giá mua cà phê giống cho người dân tại các tỉnh: Đắk Nông, Lâm Đồng, Đắk Lắk và Gia Lai.

Khi giá cà phê trên thị trường có nhiều biến động (vào thời điểm đầu niên vụ thu hoạch thường có mức giá thấp và tăng lên ở những tháng giữa năm) là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp và hộ tư nhân thu mua tạm trữ cà phê kiếm lời. Tuy nhiên, hình thức kinh doanh này nếu không nắm bắt thời điểm mua - bán và việc bảo quản cà phê thiếu hợp lý cũng dễ trở thành “dao hai lưỡi”…

Mô hình trồng rau an toàn trong nhà lưới của ông Lê Thành Được, ngụ ấp Mỹ Lương, thị trấn Phú Mỹ là một trong 5 mô hình được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chọn làm thí điểm. Trên diện tích 324m2, nhà trồng rau được trang bị hệ thống phun tưới tự động, lên liếp trồng cải xanh và cải ngọt.