Sẽ Có Nhà Máy Sản Xuất, Chế Biến Cá Chình Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.
Thông qua Công ty Cổ phần thủy sản Hồng Dân, cùng với sự hỗ trợ của huyện, đối tác phía Hàn Quốc đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá chình trên địa bàn huyện.
Theo đó, phía Hàn Quốc đã đồng ý hợp tác với doanh nghiệp của huyện xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu và hình thành khu ương cá giống tập trung trên diện tích 15ha. Doanh nghiệp Hàn Quốc cam kết sẽ đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhà máy, chuyển giao công nghệ cho tất cả các khâu, đồng thời chịu trách nhiệm về thị trường xuất khẩu.
Ngày 3/4/2014, hai kỹ sư thủy sản của huyện Hồng Dân đã được đối tác tiếp nhận sang Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ dài hạn, được đài thọ toàn bộ kinh phí.
Theo kế hoạch, năm 2014, nhà máy sẽ ương nuôi từ 700 - 800 ngàn con cá giống làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Năm 2015, nhu cầu ương nuôi loại cá trên được nâng lên từ 1,5 - 2 triệu con.
Có thể bạn quan tâm

Mặc dù “sinh sau, đẻ muộn” và phải cạnh tranh khốc liệt với các loại cây trồng công nghiệp khác trên đất Tây Nguyên nhưng cây ca cao lại có lợi thế lớn với lộ trình phát triển bền vững, vì được kiểm soát chất lượng trong tất cả các khâu, tạo được giá trị gia tăng cho sản phẩm - điều mà nhiều ngành hàng nông sản khác đang ì ạch phấn đấu để đạt được.

Thời điểm này, bà con nông dân ở Nâm N’Jang (Đắk Song - Đắk Nông) đang tập trung nhân lực để thu hoạch tiêu. Qua ghi nhận năm nay, năng suất và giá tiêu đều ở mức cao nên bà con rất phấn khởi.

Năm 2014, 2015 Vinamilk sẽ tiếp tục triển khai đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại mới tại Tây Ninh (quy mô 10.000 con), Hà Tĩnh (quy mô 3.000 con), Thanh Hóa 2 (quy mô 3.000 con) và Nông trường Thống Nhất, Thanh Hóa (quy mô 20.000 con).

Cây màu này đã góp phần quan trọng giúp bà con giải quyết việc làm tại chỗ, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống. Tuy nhiên, cái khó của người trồng hành tím là giá cả không ổn định, thời tiết bất lợi dễ tác động đến năng suất và đặc biệt sâu xanh da láng thường xuất hiện nhiều, làm ảnh hưởng năng suất và tăng chi phí sản xuất.

Vụ đông xuân năm nay, bà con nông dân trồng bắp ở xã Xuân Phú (huyện Xuân Lộc - Đồng Nai) hết sức vui mừng, vì lần đầu tiên họ được máy gặt đập bắp liên hợp hỗ trợ khâu thu hoạch.