Sẽ Có Nhà Máy Sản Xuất, Chế Biến Cá Chình Xuất Khẩu Sang Hàn Quốc

Ông Võ Văn Út, Bí thư Huyện ủy Hồng Dân (Bạc Liêu) cho biết, ý tưởng sản xuất và chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu sang Hàn Quốc của nông dân Hồng Dân đã trở thành hiện thực.
Thông qua Công ty Cổ phần thủy sản Hồng Dân, cùng với sự hỗ trợ của huyện, đối tác phía Hàn Quốc đã có chuyến khảo sát mô hình nuôi cá chình trên địa bàn huyện.
Theo đó, phía Hàn Quốc đã đồng ý hợp tác với doanh nghiệp của huyện xây dựng nhà máy sản xuất thức ăn, chế biến cá chình thương phẩm xuất khẩu và hình thành khu ương cá giống tập trung trên diện tích 15ha. Doanh nghiệp Hàn Quốc cam kết sẽ đầu tư trang thiết bị hiện đại cho nhà máy, chuyển giao công nghệ cho tất cả các khâu, đồng thời chịu trách nhiệm về thị trường xuất khẩu.
Ngày 3/4/2014, hai kỹ sư thủy sản của huyện Hồng Dân đã được đối tác tiếp nhận sang Hàn Quốc để chuyển giao công nghệ dài hạn, được đài thọ toàn bộ kinh phí.
Theo kế hoạch, năm 2014, nhà máy sẽ ương nuôi từ 700 - 800 ngàn con cá giống làm nguyên liệu chế biến xuất khẩu. Năm 2015, nhu cầu ương nuôi loại cá trên được nâng lên từ 1,5 - 2 triệu con.
Related news

Anh Phạm Văn Tiến 37 tuổi là nông dân đầu tiên ở xã Nhị Hà (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận) áp dụng mô hình tưới phun tiết kiệm nước trên cây nho. Vườn nho nhà anh Tiến trải cành xanh mướt giữa mùa khô hạn. Tưới phun tiết kiệm nước, vốn đầu tư thấp đem lại hiệu quả kinh tế cao đang được nhiều nông hộ học tập làm theo.

Thực tế cho thấy, việc thương lái thu mua nông sản khi vừa được nhà vườn xuống giống vài tuần tại Đà Lạt là một loại giao dịch trong làm ăn rất phổ biến. Hồi đầu năm nay, nhiều thương lái cũng đã thu mua cải thảo theo hình thức này, sau đó cải thảo mất giá, tiền thu hoạch không đủ chi phí thuê nhân công nên họ đã phải để nhà vườn phá bỏ, chấp nhận mất trắng tài sản.

UBND Tỉnh Phú Yên yêu cầu ngành Nông nghiệp và PTNT, UBND các địa phương đẩy mạnh việc tuyên truyền để người dân nắm được những tác động, ảnh hưởng đến môi trường, đa dạng sinh học, cũng như hiệu quả kinh tế đối với việc nuôi tôm chân trắng trong vùng nước ngọt, ngăn chặn kịp thời những tác động xấu đến sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu trên 400 nghìn tấn, trị giá 142,1 triệu USD, giảm 7,8% về lượng và giảm 7,6% về trị giá so với tháng trước đó, tính chung từ đầu năm cho đến hết tháng 10/2014, Việt Nam đã nhập khẩu 3,3 triệu tấn phân bón các loại, trị giá trên 1 tỷ USD, giảm 14,18% về lượng và giảm 24,41% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.

Để có được sự đổi thay đó, ngay từ khi triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới, huyện Vĩnh Linh đã xác định hướng đi rất rõ ràng, lấy phát triển kinh tế làm khâu đột phá từ đó làm nền tảng cho việc thực hiện các tiêu chí khác.