Sẻ chia kỹ năng bảo vệ môi trường

Hội thi do Trung tâm Môi trường nông thôn thuộc T.Ư Hội Nông dân Việt Nam (NDVN) phối hợp Hội ND tỉnh Bình Định tổ chức đã thu hút 48 thí sinh của 6 đội đại diện cho hội viên, ND các huyện Tuy Phước, Phù Cát và thị xã An Nhơn (Bình Định).
Nói không với ô nhiễm
Tại hội thi, các thí sinh đã thể hiện tài năng của mình qua 2 phần thi “Lời chào nông dân” và “Kiến thức nông dân”.
Dù bận rộn với công tác hội tại cơ sở, việc đồng áng, thế nhưng các thí sinh vẫn đầu tư, chăm chút kỹ lưỡng cho phần dự thi của mình.
Thông qua các tiết mục dí dỏm và câu trả lời đậm chất ND, thí sinh đã truyền tải sinh động thực trạng ô nhiễm tại vùng quê và ý nghĩa của việc ND tham gia bảo vệ môi trường.
Chị Nguyễn Thị Kiều My, hội viên ND phường Nhơn Hưng (thị xã An Nhơn) thổ lộ: “Liên hệ thực tế môi trường tại địa phương, đội thi của tôi phải mất gần 10 ngày mới hoàn tất kịch bản rồi chuyển thể sang các tiết mục biểu diễn để truyền tải sinh động đến người xem…”.
Qua các tiết mục dự thi, chị My muốn mang tới đông đảo hội viên, ND thông điệp nói không với ô nhiễm, hãy chung tay, góp sức bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể như thu gom rác thải tại đồng ruộng, đấu tranh với hành vi xả thải trái phép ra môi trường...
Là một thí sinh “lão làng” của hội thi, bà Đinh Thị Lan Hương (59 tuổi), đến từ Hội ND huyện Tuy Phước chia sẻ: “Mới thu hoạch lúa xong nên anh chị em có nhiều thời gian tập luyện.
Thông qua các hoạt động như thế này, chúng tôi được trang bị kiến thức về luật bảo vệ môi trường và vận dụng thiết thực trong cuộc sống hàng ngày”.
Vì nông thôn xanh, sạch, đẹp
Năm 2015, hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường được Hội ND tỉnh Bình Định chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức từ cấp huyện.
Chính vì điều này, đến với hội thi cấp tỉnh, kiến thức, kỹ năng biểu diễn của các thí sinh đã được nâng cao rõ rệt.
Theo bà Lê Thị Kim Mai- Chủ tịch Hội ND Bình Định, những năm qua các cấp Hội ND trong tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động góp phần bảo vệ môi trường nông thôn như tập huấn kiến thức, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm, hội thi tìm hiểu pháp luật.
Bảo vệ môi trường là nội dung được lồng ghép vào sinh hoạt chi, tổ hội.
Qua đó, nhận thức, kiến thức của cán bộ, hội viên, ND về bảo vệ môi trường có chuyển biến rõ nét.
Hiện nay, tại nhiều địa phương, Hội ND đã phối hợp xây dựng hơn 700 mô hình điểm về bảo vệ môi trường; 7.500 hố thu gom rác thải ngoài đồng ruộng; hơn 10.000 hố rác tại gia đình và trồng mới hàng ngàn cây xanh.
Về hội thi tìm hiểu pháp luật về môi trường, bà Lê Thị Kim Mai khẳng định: “Đây là sân chơi bổ ích để cán bộ, hội viên ND trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau về cách thức xử lý chất thải trong sản xuất, trong sinh hoạt, góp phần nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho người dân.
Thời gian tới, chúng tôi sẽ tổ chức nhiều hoạt động gắn với bảo vệ môi trường trong cán bộ, hội viên, ND…”.
Kết thúc hội thi, Ban tổ chức trao giải Nhất cho các thí sinh phường Phò An (đội An Nhơn 1); giải Nhì cho các thí sinh xã An Hành Tây (đội Phù Cát 1), 2 giải Ba được trao cho các thí sinh xã Mỹ Cang (đội Tuy Phước 1) và xã Phụng Sơn (đội Tuy Phước 2)…
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, sản phẩm cây vụ đông nguyên liệu phục vụ chế biến và xuất khẩu của tỉnh Nam Định như: Cà chua các loại, dưa chuột (trung tử, bao tử), ngô ngọt, ngô bao tử, cải dầu… đã được các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tổ chức thu mua với giá trị cao, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần sản xuất đại trà, góp phần hình thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương.

Hợp tác xã (HTX) bưởi da xanh Mỹ Thạnh An (xã Phú Nhuận - TP. Bến Tre) ngoài việc mua bán bưởi da xanh còn mua dừa tươi gọt vỏ để cung cấp cho hệ thống siêu thị Big C ở TP. Hồ Chí Minh.

Nhiều nông dân trồng tiêu diện tích lớn tại các huyện Xuân Lộc, Cẩm Mỹ (Đồng Nai) cho biết, hiện thương lái và các đại lý đang vào tận nhà tìm mua hạt tiêu đen với giá xấp xỉ 150 ngàn đồng/kg, cao hơn giá thị trường khoảng 20 ngàn đồng/kg.

Trở lại vùng nuôi tu hài ở Vân Đồn vào thời gian này, chúng tôi vẫn chứng kiến không khí lo lắng trên khuôn mặt của những hộ nuôi ở đây. Khác với nỗi lo như đợt tu hài chết hồi năm ngoái, giờ đây người nuôi lại lo lắng về việc gom vốn để tiếp tục đầu tư vào sự mạo hiểm này không, hay lại mang tiền bỏ xuống biển.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện tượng “treo ao” lại diễn ra khá phổ biến ở các tỉnh nuôi thủy sản trọng điểm, như Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Cần Thơ, … Tỉnh Sóc Trăng, diện tích “treo ao” hiện đã lên đến 50%, thậm chí ở huyện Kế Sách, vùng trọng điểm nuôi cá tra xuất khẩu của tỉnh này là 70%. Câu trả lời, cũng chính là nỗi lo chung của ngành chăn nuôi, là do “sự nhảy múa” của giá và chất lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản (TĂNTTS). Giá giống và giá thương phẩm đầu ra bấp bênh gây thua lỗ kéo dài, trong khi người nông dân luôn thiếu vốn và các hỗ trợ, bảo hộ cần thiết khác.