Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen

Cấp Giấy Chứng Nhận An Toàn Sinh Học Cho Ngô Biến Đổi Gen
Ngày đăng: 09/11/2014

Theo tin từ Phòng Quản lý nguồn gen và An toàn sinh học (Cục Bảo tồn đa dạng sinh học - Bộ TN&MT), Bộ TN&MT vừa ban hành Quyết định số 2485 và 2486/QĐ-BTNMT cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học cho ngô biến đổi gen mang sự kiện GA21 (Công ty TNHH Syngenta Việt Nam) và NK603 (Công ty TNHH Dekalb Việt Nam).

Các sự kiện ngô biến đổi gen được cấp Giấy chứng nhận an toàn sinh học nêu trên đều mang đặc tính chống chịu thuốc trừ cỏ. Các hồ sơ cấp giấy chững nhận cho hai sự kiện biến đổi gen này đã được xem xét, đánh giá kỹ lưỡng bởi các nhà khoa học trong tổ chuyên gia, những người có chuyên môn, kinh nghiệm trong các lĩnh vực có liên quan và Hội đồng An toàn sinh học với các thành viên đại diện của các Bộ: TN&MT, NN&PTNT, KH&CN, Y tế, Công Thương và Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.

Bộ TN&MT yêu cầu tổ chức được cấp Giấy chứng nhận phải tổ chức quản lý, giám sát an toàn sinh học và định kỳ 1 lần/năm báo cáo bằng văn bản về thời gian, địa điểm và diện tích đã phóng thích ngô biến đổi gen gửi tới Bộ.

Đồng thời khi xuất hiện các thông tin khoa học mới về rủi ro, tác động bất lợi hoặc khi xảy ra sự cố đối với môi trường và đa dạng sinh học của ngô biến đổi gen mang sự kiện NK603 và GA21 tại Việt Nam, cần kịp thời báo cáo Bộ TN&MT, UBND cấp tỉnh, TP, các đơn vị quản lý có liên quan và khẩn trương thực hiện các biện pháp khắc phục các sự cố xảy ra.


Có thể bạn quan tâm

Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.

13/08/2016
Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

18/08/2016
Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh

Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.

18/08/2016
Trồng khoai lang leo giàn, mỏi tay thu hoạch củ và lá Trồng khoai lang leo giàn, mỏi tay thu hoạch củ và lá

Nhiều khi, bạn cứ mạnh dạn làm khác đi, miễn là việc làm khác đi đó dựa vào những đặc tính cơ bản của rau củ quả, chắc chắn việc bạn thử nghiệm sẽ thành công, ví dụ như việc trồng khoai lang trên giàn.

21/08/2016
Phong bò giàu chí vượt khó Phong bò giàu chí vượt khó

Với vốn khởi nghiệp chỉ 2 con bò ta, trải qua nhiều lần thất bại, đến nay anh Đặng Ngọc Phong (sinh năm 1981, ngụ ấp Phú Thành A, xã Tân Phú Đông, thành phố Sa Đéc, Đồng Tháp) đã trở thành ông chủ trại bò thịt và bò giống quy mô lớn.

22/08/2016