Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án sẽ hỗ trợ kinh phí (tối đa 50%) để áp dụng công nghệ vào việc sơ chế, tồn trữ nhằm kéo dài thời gian bảo quản hành, tránh tình trạng giảm giá khi vào thời điểm tập trung thu hoạch hành thương phẩm. Việc áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản hành tím dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV - 2014 nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hành thương phẩm.
Năm 2015 sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm chế biến từ hành như: Hành phi, dưa hành... Hiện các thủ tục môi trường cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình áp dụng công nghệ vào sơ chế và bảo quản hành tím.
Trước đó, Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức nghiệm thu công trình nhà kho bảo quản và sơ chế hành tím giai đoạn 1 tại khóm Soài Côn, phường 2 (thị xã Vĩnh Châu).
Công trình này được xây dựng trên diện tích 1.080 m2 với 2 hạng mục chính gồm: Khu nhà kho và khu làm việc hợp tác xã, văn phòng.... với kinh phí 4,9 tỷ đồng, do Chính phủ Canada tài trợ. Mục tiêu xây dựng kho là nâng cao thu nhập, xuất khẩu tốt hơn, tiêu thụ nội địa tăng lên.
Có thể bạn quan tâm

Theo Hiệp hội càphê ca cao Việt Nam (Vicofa), niên vụ càphê 2011 - 2012, Việt Nam đã xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn càphê, đạt giá trị gần 3,4 tỷ USD, tăng 23% về lượng và 24% về giá trị.

Đầu năm mới, ngư dân các địa phương ven biển tỉnh Quảng Trị - nơi ngư trường có cá, mực ngon nổi tiếng trúng đậm trong những chuyến ra khơi đánh bắt hải sản. Những chuyến tàu đầu tiên đã cập cảng với sản lượng đánh bắt được khá lớn, dự báo một năm thuận lợi cho bà con ngư dân.

Với đặc điểm dễ nuôi, ít tốn thức ăn,nhanh thu hoạch, nghề nuôi ốc hương ở phường 12 (TP.Vũng Tàu) đã mang lại hiệu quả cao cho người nông dân. Tuy nhiên, tiềm năng đang bị bỏ ngỏ, khi mà diện tích và số hộ nuôi trồng của địa phương vẫn chưa được mở rộng.

Với lợi thế là địa phương giáp biển, lại có nguồn cá giống tự nhiên nên vài năm trở lại đây, thị xã Vĩnh Châu đã phát triển nhanh mô hình nuôi cá kèo trên vuông tôm.

Rộng khoảng 3 ha với tường rào bao quanh từ trước ra sau; có hệ thống nhà nuôi gà nối với nhau; có xưởng chế biến thức ăn, lò ấp; những ngôi nhà cấp 4 dành cho công nhân ở và sinh hoạt… là những điều kiện không phải trang trại chăn nuôi nào cũng đạt được như của trang trại nuôi gà đẻ trứng Trường Giang (thôn Đoàn Kết, xã Ea Tyh, huyện Ea Kar, Dak Lak).