Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, dự án sẽ hỗ trợ kinh phí (tối đa 50%) để áp dụng công nghệ vào việc sơ chế, tồn trữ nhằm kéo dài thời gian bảo quản hành, tránh tình trạng giảm giá khi vào thời điểm tập trung thu hoạch hành thương phẩm. Việc áp dụng công nghệ sơ chế, bảo quản hành tím dự kiến sẽ được thực hiện trong quý IV - 2014 nhằm nâng cao giá trị gia tăng cho hành thương phẩm.
Năm 2015 sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển một số sản phẩm chế biến từ hành như: Hành phi, dưa hành... Hiện các thủ tục môi trường cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam sẽ được thực hiện nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến môi trường trong quá trình áp dụng công nghệ vào sơ chế và bảo quản hành tím.
Trước đó, Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng phối hợp với UBND thị xã Vĩnh Châu tổ chức nghiệm thu công trình nhà kho bảo quản và sơ chế hành tím giai đoạn 1 tại khóm Soài Côn, phường 2 (thị xã Vĩnh Châu).
Công trình này được xây dựng trên diện tích 1.080 m2 với 2 hạng mục chính gồm: Khu nhà kho và khu làm việc hợp tác xã, văn phòng.... với kinh phí 4,9 tỷ đồng, do Chính phủ Canada tài trợ. Mục tiêu xây dựng kho là nâng cao thu nhập, xuất khẩu tốt hơn, tiêu thụ nội địa tăng lên.
Related news

Nhận thấy hiệu quả kinh tế, một số hộ dân tại các xã, phường như: Quang Trung, Phương Đông, Bắc Sơn, Thượng Yên Công đã mạnh dạn đầu tư kinh phí để trồng cây thanh long. Gia đình ông Đoàn Quang Ngọc, ở khu Tân Lập, phường Phương Đông, TP Uông Bí là một trong số đó. Đưa chúng tôi đi thăm vườn thanh long của gia đình, ông Ngọc cho biết vừa đầu tư trang trại chăn nuôi lợn rừng, kết hợp trồng 3.000 gốc thanh long ruột đỏ. Trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu về trên 100 triệu đồng từ cây thanh long.

Đây là giống bưởi có mẫu mã đẹp, quả to (trung bình từ 1,2 kg đến 1,5 kg), cùi mỏng, độ ngọt vừa phải, không có vị he, đắng. Hiện xã Cát Quế có 20 ha bưởi Quế Dương, trung bình mỗi năm cho thu hoạch từ 150 tấn đến 200 tấn. Bưởi có giá bán trung bình từ

Xác định phát triển cây ăn quả là một trong những hướng đi quan trọng góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người nông dân. Những năm gần đây, huyện Chợ Mới đã thực hiện chủ trương đẩy mạnh việc phát triển cây ăn quả trên địa bàn dựa vào điều kiện tự nhiên phù hợp với cây trồng.

Đây là hai nông sản chủ lực của huyện với hơn 1.700 ha na, 350 ha dứa cho thu nhập bình quân hơn 200 triệu đồng/ha/năm, chất lượng thơm ngon, được thị trường ưa chuộng. Doanh thu từ hai loại cây trồng này mỗi năm hàng trăm tỷ đồng. Việc bảo hộ nhãn hiệu giúp cho việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm thuận lợi, nâng cao thu nhập cho nông dân.

Lần đầu tiên nông dân trồng bưởi ở ĐBSCL hết sức phấn khởi khi được Cty Nguyễn Gia (Hà Nội) đứng ra cung cấp vật tư (khuôn), kỹ thuật, đồng thời bao tiêu 100% sản phẩm bưởi bàn tay Phật (còn gọi là bưởi lễ Cát Tường) để tung ra thị trường Tết Ất Mùi sắp tới.