Sau trúng thầu, VFA nâng giá sàn xuất khẩu gạo

VFA quyết định nâng giá sàn xuất khẩu gạo 25% thêm 10 đô la Mỹ/tấn so với trước đó. Trong ảnh là nông dân đang chuyển lúa xuống ghe giao cho thương lái.
Cụ thể, theo VFA, giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo trắng 25% tấm được áp dụng từ ngày 25-9 là 340 đô la Mỹ/tấn (giá FOB, giao tại cảng Việt Nam), quy cách đóng bao 50 kg, tăng 10 đô la Mỹ/tấn so với mức giá được áp dụng trước đó.
Mức giá chênh lệch giữa các loại gạo khác (5% và 15% tấm…) sẽ do các doanh nghiệp xuất khẩu tự tính toán và quyết định, nhưng không được thấp hơn mức 340 đô la Mỹ/tấn.
Dù quyết định điều chỉnh tăng so với trước đó, nhưng theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, so với mức giá được áp dụng kể ngày 1-6-2015 là 350 đô la Mỹ/tấn, thì mức giá áp dụng đối với gạo trắng 25% tấm lần này (ngày 25-9) vẫn còn thấp hơn 10 đô la Mỹ/tấn và thấp hơn mức giá được áp dụng hồi đầu năm (ngày 12-1-2015) đến 20 đô la Mỹ/tấn.
Lý giải nguyên nhân điều chỉnh tăng giá sàn xuất khẩu, một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng do tình hình đăng ký hợp đồng bán gạo gần đây có sự cải thiện đáng kể hơn mà cụ thể là việc Việt Nam giành được hợp đồng cung cấp 450.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Mới đây, trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, doanh nghiệp hội viên của VFA, cho biết việc trúng thầu bán gạo cho Philippines sẽ giúp xuất khẩu gạo Việt Nam giảm bớt áp lực bị các nhà nhập khẩu “đè” giá; doanh nghiệp trong nước có cơ sở tiêu thụ được hết lượng gạo vụ hè thu đang có trong kho và đồng thời họ cũng không dám bán giá thấp nữa.
Trong khi đó, vào thời điểm này, vụ hè thu (vụ hai) trong nước cơ bản đã thu hoạch xong, còn vụ thu đông (vụ ba) thì sản lượng không lớn và đa phần được sử dụng phục vụ tiêu thụ cho nhu cầu nội địa nên áp lực bán ra cũng không còn lớn như trước đó.
Còn trang thông tin chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com), dẫn lời Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, cho biết chính phủ nước này có thể sẽ mua thêm gạo do ảnh hưởng của El Nino.
Trước đó, cũng theo Oryza.com, ngoài 750.000 tấn gạo Philippines quyết định nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan hôm 17-9, quốc gia này cũng có thể sẽ mua thêm vì khô hạn làm sản lượng lương thực ở đây sụt giảm rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thông tin này đã bị ông Tuấn của Thịnh Phát bác bỏ khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online vì cho rằng trong số 750.000 tấn Philippines quyết định nhập hôm 17-9, thì có đến 500.000 tấn được giao hàng trong quý 1-2016. “Như vậy, khả năng họ (Philippines) mua thêm gạo trong năm nay là rất ít”, ông nói.
Có thể bạn quan tâm

Để giúp bà con ngư dân bảo vệ tốt hơn nguồn lợi thủy sản, UBND xã phối hợp với ngành Nông nghiệp hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật khai thác, đánh bắt kết hợp với bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhằm giúp nhiều chủng loại thủy sản trên đầm phá ngày càng phong phú hơn, ông Bảo cho biết them.

Chi cục Thú y vừa tiến hành tiêu hủy 807 con gà 61 ngày tuổi bị cúm gia cầm H5N1 của hộ ông Ngô Đình Phùng, thuộc tổ dân phố 7, phường Tân Lập, TP. Buôn Ma Thuột (Dak Lak).

Cây mì ở Bình Phước thời gian trước chủ yếu trồng xen trong các vườn cao su non, điều, vườn cây ăn trái... khi chưa khép tán. Với sản lượng nói trên, củ mì ở Bình Phước không chỉ cung cấp đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến tinh bột mì trên địa bàn mà còn cung cấp cho các nhà máy ở tỉnh Tây Ninh, Đồng Nai...

Sáng 31-7, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Bình Phước (Sở NN&PTNT) tổ chức hội thảo chuyên đề “Phát triển cây có múi trên địa bàn tỉnh Bình Phước” với sự tham gia của trên 100 nông dân trong, ngoài tỉnh.

Ở tỉnh ta, các mô hình kinh tế hợp tác trong nông nghiệp như hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã hình thành khá sớm, còn mô hình liên minh sản xuất (LMSX) thì chỉ mới ra đời cách nay 5 năm cùng với hoạt động của Dự án Cạnh tranh nông nghiệp (Dự án ACP) do Ngân hàng Thế giới (WB) và Cơ quan Phát triển quốc tế Canada (CIDA) tài trợ, Bộ NN-PTNT là cơ quan chủ quản.