Sau trúng thầu, VFA nâng giá sàn xuất khẩu gạo

VFA quyết định nâng giá sàn xuất khẩu gạo 25% thêm 10 đô la Mỹ/tấn so với trước đó. Trong ảnh là nông dân đang chuyển lúa xuống ghe giao cho thương lái.
Cụ thể, theo VFA, giá xuất khẩu tối thiểu đối với gạo trắng 25% tấm được áp dụng từ ngày 25-9 là 340 đô la Mỹ/tấn (giá FOB, giao tại cảng Việt Nam), quy cách đóng bao 50 kg, tăng 10 đô la Mỹ/tấn so với mức giá được áp dụng trước đó.
Mức giá chênh lệch giữa các loại gạo khác (5% và 15% tấm…) sẽ do các doanh nghiệp xuất khẩu tự tính toán và quyết định, nhưng không được thấp hơn mức 340 đô la Mỹ/tấn.
Dù quyết định điều chỉnh tăng so với trước đó, nhưng theo tìm hiểu của Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, so với mức giá được áp dụng kể ngày 1-6-2015 là 350 đô la Mỹ/tấn, thì mức giá áp dụng đối với gạo trắng 25% tấm lần này (ngày 25-9) vẫn còn thấp hơn 10 đô la Mỹ/tấn và thấp hơn mức giá được áp dụng hồi đầu năm (ngày 12-1-2015) đến 20 đô la Mỹ/tấn.
Lý giải nguyên nhân điều chỉnh tăng giá sàn xuất khẩu, một số doanh nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), cho rằng do tình hình đăng ký hợp đồng bán gạo gần đây có sự cải thiện đáng kể hơn mà cụ thể là việc Việt Nam giành được hợp đồng cung cấp 450.000 tấn gạo loại 25% tấm cho Philippines hôm 17-9 vừa qua.
Mới đây, trả lời Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát, doanh nghiệp hội viên của VFA, cho biết việc trúng thầu bán gạo cho Philippines sẽ giúp xuất khẩu gạo Việt Nam giảm bớt áp lực bị các nhà nhập khẩu “đè” giá; doanh nghiệp trong nước có cơ sở tiêu thụ được hết lượng gạo vụ hè thu đang có trong kho và đồng thời họ cũng không dám bán giá thấp nữa.
Trong khi đó, vào thời điểm này, vụ hè thu (vụ hai) trong nước cơ bản đã thu hoạch xong, còn vụ thu đông (vụ ba) thì sản lượng không lớn và đa phần được sử dụng phục vụ tiêu thụ cho nhu cầu nội địa nên áp lực bán ra cũng không còn lớn như trước đó.
Còn trang thông tin chuyên nghiên cứu và phân tích thị trường lúa gạo thế giới (Oryza.com), dẫn lời Phó Tổng thống Indonesia, Jusuf Kalla, cho biết chính phủ nước này có thể sẽ mua thêm gạo do ảnh hưởng của El Nino.
Trước đó, cũng theo Oryza.com, ngoài 750.000 tấn gạo Philippines quyết định nhập khẩu từ Việt Nam và Thái Lan hôm 17-9, quốc gia này cũng có thể sẽ mua thêm vì khô hạn làm sản lượng lương thực ở đây sụt giảm rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên, thông tin này đã bị ông Tuấn của Thịnh Phát bác bỏ khi trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online vì cho rằng trong số 750.000 tấn Philippines quyết định nhập hôm 17-9, thì có đến 500.000 tấn được giao hàng trong quý 1-2016. “Như vậy, khả năng họ (Philippines) mua thêm gạo trong năm nay là rất ít”, ông nói.
Related news

Mải miết những ý tưởng mới trong sản xuất kinh doanh chè, anh Trịnh Xuân Thanh, chủ cơ sở sản xuất thương mại Duy Phát, thôn 12, xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) luôn đau đáu với mô hình sản xuất chè an toàn bằng phương pháp hữu cơ, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, không dùng phân bón hóa học…

Bà con nông dân ở ấp Phú Thuận, xã Long Khánh, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang chủ yếu sống bằng nghề trồng cây ăn trái kết hợp chăn nuôi, việc nuôi lươn còn rất mới mẻ, ít được bà con quan tâm. Với quyết tâm học hỏi và sự chí thú làm ăn tìm cách vươn lên làm giàu, anh Nguyễn Văn Bộ mạnh dạn nuôi lươn thương phẩm từ con giống đẻ tự và đã đạt được hiệu quả ngoài mong đợi.

Gia đình bà Nguyễn Thị Bình ở thôn Gia Phong, xã Tân Hưng, huyện Vĩnh Bảo (Hải Phòng) là một trong vài hộ đầu tiên tại huyện Vĩnh Bảo nuôi gà Ai Cập đẻ trứng.

Thăm trang trại nuôi lợn của chị Trịnh Thị Mý, xã Phù Lương, huyện Quế Võ (Bắc Ninh), chúng tôi tin ngay lời giới thiệu của Hội nông dân tỉnh về mô hình “nuôi lợn công nghệ cao, lợn nằm điều hòa”.

Giáp chân dãy núi Tam Đảo hùng vĩ, có 1 lão nông-cựu chiến binh cần cù, giàu nghị lực. Từ hai bàn tay trắng, ông đã gây dựng nên trang trại tổng hợp đem lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm. Ông là Lý Văn Thiệp, xóm Bậu 2, xã Văn Yên, huyện Đại Từ, Thái Nguyên.