Giải Quyết Điểm Nóng Dịch Bệnh Trên Tôm Tại Sóc Trăng
Ngày 19/03/2014, tại Thị xã Vĩnh Châu đã diễn ra hội nghị sơ kết sản xuất nông nghiệp – Thủy sản quí 1/2014 trên địa bàn thị xã. Ông Lê Thành Trí – PCT UBND tỉnh đã tham dự hội nghị.
Theo các báo cáo tại hội nghị, không như nhiều địa phương khác trong tỉnh, tình hình dịch bệnh trên tôm tại Thị xã Vĩnh Châu tiếp tục diễn biến hết sức phức tạp, tôm vẫn tiếp tục nhiễm bệnh, chết và nông dân vẫn tiếp tục thả giống bất chấp lệnh công bố dịch kể từ giữa tháng 2/2014 của địa phương.
Theo thống kê, từ đầu vụ đến nay, trên địa bàn thị xã đã thả nuôi được 2.302 ha tôm thẻ chân trắng, tổng diện tích bị thiệt hại là 1.516 ha (chiếm 65,86% diện tích), trong đó diện tích bị thiệt hại kể từ ngày công bố dịch là 534 ha. Về qui mô thâm canh có 622 ha, bị thiệt hại 292 ha (chiếm 46,95%), bán thâm canh là 1.680 ha, thiệt hại 1.224 ha (chiếm 72,86%).
Nhiều xã, phường trên địa bàn tỷ lệ tôm bị thiệt hại rất cao như xã Vĩnh Hiệp (93%), phường Khánh Hòa (87,3%), Hòa Đông (79,9%), phường 2 (75,8%), Vĩnh Phước (69%)….
Bên cạnh đó, diện tích thả nuôi tôm sú từ đầu vụ đến nay là 372 ha, diện tích bị thiệt hại là 96 ha, trong đó diện tích bị thiệt hại kể từ ngày công bố dịch là 21 ha.
Các ý kiến phát biểu cho rằng, nguyên nhân của tình hình dịch bệnh như trên là do giá tôm đang rất cao, hấp dẫn nông dân thả nuôi bất chấp lệnh công bố dịch của địa phương.
Diễn biến bất lợi của thời tiết, tiến độ thả giống năm trước kéo dài, thả nuôi xen kẽ ở hầu hết các vùng nuôi nên việc quản lý nguồn nước, giám sát tình hình dịch bệnh hết sức khó khăn.
Ngoài ra, tốc độ chuyển đổi sang nuôi tôm thẻ quá nhanh, chất lượng tôm giống không thể kiểm soát cũng là những yếu tố bất lợi ngay từ đầu vụ khiến cho diễn biến dịch bệnh trên tôm kéo dài và có xu hướng ngày càng phức tạp hơn tại Vĩnh Châu.
“Không như các địa phương, các huyện khác trong tỉnh, trong khi tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát, khâu nuôi trồng đã được khôi phục và phát triển thì tình hình dịch bệnh tại Vĩnh Châu vẫn tiếp tục treo lơ lửng, gây đau đầu cho cơ quan quản lý, người nuôi tôm” Ông Lê Thành Trí nhận xét.
Đồng thời, từ các ý kiến phát biểu tại hội nghị, ông Trí cho rằng để kiểm soát được dịch bệnh, Thị xã Vĩnh Châu nên nâng cao và tăng cường vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác quản lý trong đó tập trung vào khung lịch thời vụ, kiểm soát tình hình thả giống của nông dân đặc biệt là tăng cường công tác kiểm dịch con giống nhập tỉnh, quản lý chất lượng thuốc, hóa chất thủy sản và công tác quan trắc môi trường.
Có thể bạn quan tâm
Hiện nay, người nuôi cá tra ở ĐBSCL lâm vào cảnh điêu đứng, gian nan. Đã có người treo ao, bán đất vì làm ăn thua lỗ, nợ nần bủa vây. Một số người cố gắng duy trì nuôi cá theo hình thức gia công cho DN để trả nợ ngân hàng. Họ chờ đợi, và cầm cự. Trước mắt người nuôi cá mong muốn ngân hàng sớm vào cuộc giải cứu...
Trước đây ở ấp 2 và ấp 3, xã Bình Hàng Trung (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) chỉ sản xuất lúa 3 vụ/năm, hiệu quả thấp do thường gặp những điều kiện bất lợi về thời tiết, sâu bệnh gây hại nhất là bệnh vàng lùn lùn xoắn lá. Chính vì vậy, chủ trương của địa phương là chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, đưa cây màu xuống ruộng để thay thế 1 vụ lúa trong năm, nhằm tăng nguồn thu nhập cho người dân.
Bộ NNPTNT vừa ban hành Quyết định số 1771/QĐ-BNN-TCTS phê duyệt hệ thống nghiên cứu, sản xuất và cung ứng giống thủy sản đến năm 2020.
Nghề nuôi sò huyết dưới kênh xuất hiện ở Bạc Liêu cách đây hơn 20 năm. Nhiều hộ gia đình đã làm giàu từ cách nuôi này. Triệu phú, tỷ phú sò huyết xuất hiện ngày càng nhiều ở các xã ven biển thuộc huyện Hòa Bình, TP. Bạc Liêu và huyện Đông Hải.
Gia đình ông Vũ Văn Hợi ở thôn Bu Ruăh, xã Đắk N’drung (Đắk Song - Đắk Nông) có 2 ha tiêu đang phát triển xanh tốt, cho năng suất cao, năm 2012, đạt hơn 5 tấn/ha. Theo ông thì sở dĩ đạt được kết quả như vậy vì những năm gần đây, được sự hướng dẫn trực tiếp của các cán bộ Trạm bảo vệ thực vật huyện, ông đã biết phát triển hồ tiêu theo hướng bền vững, nên năng suất tăng gần gấp đôi so với trước.