Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tôm hùm chết hàng loạt vì dịch bệnh, người nuôi khóc dở mếu dở

Tôm hùm chết hàng loạt vì dịch bệnh, người nuôi khóc dở mếu dở
Ngày đăng: 04/09/2015

Kết quả quan trắc gần đây nhất tại 4 vùng nuôi tôm hùm do Trung tâm Quan trắc môi trường và bệnh thủy sản miền Trung (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3-Nha Trang) cho thấy các vùng nuôi tập trung như xã Xuân Thịnh, Xuân Phương (thị xã Sông Cầu) và xã An Hòa (huyện Tuy An) đều bị ô nhiễm các chất hữu cơ, mật độ vi khuẩn vibrio tổng hợp đều vượt giới hạn cho phép từ 1,8 lần đến 3 lần, đồng thời, một số loài tảo độc vẫn còn xuất hiện.

Các loài tảo này gây suy giảm chất lượng nước và ảnh hưởng đến khả năng hô hấp của tôm hùm, nếu kéo dài tôm sẽ chết.

Thị xã Sông Cầu là vùng nuôi tôm hùm lớn nhất tỉnh Phú Yên với số lồng nuôi năm nay gần 22.000 lồng nhưng do dịch bệnh nên tỷ lệ tôm hùm chết lên đến 25%.

Riêng tại xã Xuân Cảnh (thị xã Sông Cầu) có gần 16.000 con tôm hùm trọng lượng từ 0,6 kg đến 0,8 kg/con của 80 hộ nuôi bị bệnh và chết với các dấu hiệu đỏ thân, bệnh sữa, đen mang.

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 3 và Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên khuyến cáo người nuôi cần chú ý thường xuyên vệ sinh lồng bè, nên giảm mật độ tôm trong lồng nuôi từ 80 đến 90 con/lồng xuống còn 50 con/lồng; quản lý kỹ thức ăn cho tôm không để dư thừa, bổ sung định kỳ vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Các vùng nuôi xuất hiện tảo độc khá nhiều như xã Xuân Thịnh, phường Xuân Thành (thị xã Sông Cầu) và xã An Hòa (huyện Tuy An) thường xuyên thu gom, xử lý chất thải đúng nơi quy định nhằm hạn chế nguy cơ ô nhiễm thủy vực nuôi và ngăn ngừa tảo độc phát triển.

Bên cạnh đó, giá tôm hùm cũng đang giảm mạnh do phụ thuộc vào thị trường tiểu ngạch xuất sang Trung Quốc. Nếu như năm 2014, tôm hùm loại 1 (sau 18 tháng nuôi) giá từ 2,3 triệu đến 2,5 triệu đồng/kg thì hiện nay giảm xuống còn 1,27 triệu đồng đến 1,35 triệu đồng/kg nên người nuôi thiệt hại nặng.

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) nghề nuôi tôm hùm tập trung nhiều ở các tỉnh Phú Yên, Ninh Thuận, Bình Thuận và Khánh Hòa với 53.000 lồng nuôi và hàng năm cho sản lượng khoảng 1.600 tấn, trong đó tỉnh Phú Yên có 24.000 lồng, chiếm hơn 45% số lồng nuôi trong khu vực 4 tỉnh nói trên./.


Có thể bạn quan tâm

Cúm Gia Cầm Lên Mức “Báo Động Đỏ” Cúm Gia Cầm Lên Mức “Báo Động Đỏ”

"Tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay đang rất nguy hiểm bởi nguy cơ xâm nhập virus cúm A/H7N9 từ Trung Quốc vào Việt Nam là rất cao, còn trong nước, dịch cúm gia cầm H5N1 chưa lên đến đỉnh".

20/02/2014
Triệu Phú Nhờ Trồng Thanh Long Triệu Phú Nhờ Trồng Thanh Long

Với diện tích 3.000 m2 trồng thanh long ruột đỏ, sau 4 năm chăm sóc, năm 2013 vừa qua ông Triết thu nhập trên 100 triệu đồng. Đây là mô hình tiêu biểu để cựu chiến binh xã Thạnh Phú nhân rộng trong hội viên.

17/03/2014
Được Mùa Rau Câu... Trên Đồng Muối Được Mùa Rau Câu... Trên Đồng Muối

Sau Tết, hàng chục người dân ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ - Quảng Ngãi) nhộn nhịp ra đồng muối để vớt rau câu bán cho thương lái. Nhờ nghề này, nhiều người có khoản thu nhập thêm sau Tết.

20/02/2014
Trồng Thành Công Giống Dừa Sáp Trên Đất Mặn Trồng Thành Công Giống Dừa Sáp Trên Đất Mặn

Hiện ông Huỳnh Văn Giã đã trồng thành công giống dừa sáp trên đất mặn, 40 gốc dừa sáp đã cho trái. Mỗi trái dừa sáp bán ra thị trường giá từ 60-80 ngàn đồng, đầu ra khá ổn định.

17/03/2014
Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống Năm Căn (Cà Mau) Triển Khai Đề Án Nâng Cao Chất Lượng Tôm Giống

Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước trong quy hoạch vùng sản xuất và làm thế nào để nâng cao chất lượng tôm giống là hai vấn đề được nhiều đại biểu hai huyện Năm Căn và Ngọc Hiển tập trung thảo luận tại hội nghị triển khai Đề án nâng cao chất lượng tôm giống địa bàn tỉnh Cà Mau, do Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức tại huyện Năm Căn vào ngày 14/3.

17/03/2014