Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt

Sâu Hồng Hại Bưởi Da Xanh, Nông Dân Chịu Thiệt
Ngày đăng: 02/12/2012

Hơn một tháng nay, nông dân trồng bưởi tại Bến Tre rất lo lắng trước hiện tượng xuất hiện loại sâu mới hại bưởi da xanh. Loại sâu này có màu hồng, thường chọn trái bưởi to, vỏ dày và đục thẳng vào ruột, khiến quả rụng chỉ trong khoảng vài tuần.

Theo bà Phạm Thị On, nông dân xã Mỹ Thạnh An, thành phố Bến Tre, từ giữa tháng 11 đến nay, vườn bưởi khoảng 1.000 m2 của bà bị lây nhiễm loài sâu độc hại này và thiệt hại rất nặng.

“Tôi phải cắt bỏ hơn 70 trái, mà toàn trái to, khoảng 1,5 kg/trái. Dù tiếc “đứt ruột” nhưng do sợ lây lan nên không còn cách nào khác, hễ thấy trái nào có dấu hiệu bị sâu đục là phải cắt bỏ,” bà On cho biết.

Cũng theo bà, sâu hồng chỉ nhỏ bằng đầu tăm, đục vỏ trái bưởi và ăn dần từ ngoài vào trong, từ dưới lên trên. Nhiều người dân sợ lây nên mang bưởi đi chôn, hoặc cắt trái bưởi ra để đốt nhằm tiêu diệt loại sâu này nhưng không hiệu quả.

Tại huyện Mỏ Cày Bắc, nơi có diện tích bưởi da xanh lớn nhất tỉnh, tình trạng sâu hồng gây hại trên bưởi diễn ra còn trầm trọng hơn. Khoảng 2 - 3 tháng trở lại đây, nhiều hộ trồng bưởi đứng ngồi không yên vì bưởi rụng.

Bà Lê Thị Lan, xã Tân Thành Bình cho biết giá bưởi hiện khoảng 35.000 đồng/kg. Cứ mỗi quả rụng là nông dân mất trên 50.000 đồng.

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bến Tre, hiện chưa có cách nào hữu hiệu để phòng trừ loại sâu này. Việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể “lợi bất cập hại” nên Chi cục khuyến cáo nông dân hạn chế sử dụng.

Bà con có thể sử dụng túi nilon, hoặc bao bọc bưởi (một loại túi chuyên dùng) để bao trái bưởi lại, hạn chế sâu bệnh tấn công. Người dân cũng nên bón vôi, thuốc Basudin dưới gốc để diệt nhộng, hoặc treo các túi long não trong vườn bưởi. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những cách đối phó bởi ngành nông nghiệp vẫn chưa tìm được cách thức hiệu quả để phòng trừ loại sâu này.


Có thể bạn quan tâm

Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát Thoát nghèo nhờ nuôi tôm trên cát

Mới đây, tại Quảng Bình, TTKNQG đã phối hợp Sở NNPTNT tỉnh Quảng Bình tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp với chủ đề “Phát triển bền vững nuôi tôm trên cát theo hướng an toàn dịch bệnh”.

08/08/2016
Na dai làm giàu dài dài Na dai làm giàu dài dài

Những năm trở lại đây, cây na đã khẳng định được là một trong những loại cây ăn quả đem lại giá trị kinh tế cao của huyện Chi Lăng, Lạn Sơn.

12/08/2016
Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng Mỗi thùng ong nuôi cho thu nhập 1 triệu đồng

Từ chỗ nuôi nhỏ lẻ 1 - 2 đàn ong, rồi tự học hỏi, rút kinh nghiệm, đến nay, ông Phan Sỹ Quyền ở xã Lĩnh Sơn (Anh Sơn - Nghệ An) thu nhập trên 100 triệu đồng/năm từ nghề này.

13/08/2016
Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm Triển vọng mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm

Sau hơn 1 năm thử nghiệm, mô hình nuôi lươn đồng thương phẩm bằng con giống nhân tạo, thuộc dự án “Ứng dụng kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi thương phẩm lươn đồng, giai đoạn 2014-2016”, do bà Nguyễn Thị Thùy Lam, Chi cục phó Chi cục Thủy sản Hậu Giang, làm chủ nhiệm đã khẳng định được hiệu quả tích cực bước đầu, hứa hẹn nhiều triển vọng.

18/08/2016
Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh Người thương binh làm giàu nhờ bưởi da xanh

Tại vùng căn cứ cách mạng Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, có một tấm gương thương binh nỗ lực làm giàu trên chính vùng đất quê hương của mình, đó là ông Trần Văn Đặng, thương binh 3/4, ở ấp 4.

18/08/2016