Xuất Khẩu Thủy Sản Đạt 2,2 Tỷ USD Trong 4 Tháng

Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu.
Theo ước tính của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 4 ước đạt 606 triệu USD.
Kết quả này đưa giá trị xuất khẩu 4 tháng đầu năm của mặt hàng này đạt 2,2 tỷ USD, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu thủy sản sang hầu hết các thị trường tiêu thụ lớn đều tăng mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc với mức tăng tương ứng đạt 19%, 56,1% và 16,6%.
Đặc biệt, Hoa Kỳ vẫn duy trì được vị trí là thị trường nhập khẩu hàng đầu của thủy sản Việt Nam, chiếm 24,59% tổng giá trị xuất khẩu. Xuất khẩu thủy sản sang thị trường này ba tháng đầu năm đạt 397,49 triệu USD, tăng 85% so với cùng kỳ năm 2013.
Hoa Kỳ cũng là thị trường dẫn đầu nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 21,4% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này.
Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Thương mại Hoa Kỳ công bố kết quả cuối cùng thuế chống bán phá giá đối với cá tra Việt Nam giai đoạn từ 31/7/2011 đến 1/8/2012. Theo đó, có một số doanh nghiệp được hưởng mức thuế suất thấp. Điều này đồng nghĩa với việc cá tra Việt Nam vẫn có thể xuất khẩu vào Hoa Kỳ một cách bình thường trong thời gian tới.
3 năm trở lại đây, dù kinh tế thế giới suy thoái nhưng dường như không tác động nhiều đến sự phát triển của thủy sản Việt Nam, ngành này vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm khá cao.
Hiện thủy sản Việt Nam đã có mặt tại 156 quốc gia và vùng lãnh thổ, tăng 16 thị trường so với năm 2010.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành thủy sản đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng đầu thế giới về sản lượng cá tra; đứng thứ 3 về sản lượng tôm.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo “Tổng kết dự án sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam”, Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Văn Hùng, Trường đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh - Điều phối viên dự án đánh giá: Công nghệ sấy lúa vùng ĐBSCL ngày càng phát triển về quy mô và tiến bộ, từ lò sấy lúa vĩ ngang, nay nông dân thay thế dần lò sấy tầng.

Khi tiết trời chuyển sang đông cũng là lúc “chợ di động” thu mua nông sản ở huyện rẻo cao Kỳ Sơn (Nghệ An) nhộn nhịp. Những mặt hàng như ngô, bí xanh, khoai sọ, gừng… theo dòng xe vận tải đi khắp vùng miền đất nước, thậm chí còn xuất bán sang cả các nước châu Âu. Tuy nhiên, do khó khăn về giao thông, các mặt hàng nông sản đang bị tư thương ép giá.

Theo Chi cục Thuỷ sản (Sở Nông nghiệp và PTNT Bắc Giang), năm nay mặc dù bị ảnh hưởng bởi một số cơn bão nhưng sản lượng cá thương phẩm toàn tỉnh ước đạt 29 nghìn tấn, tăng gần 2.000 tấn so với cùng kỳ năm ngoái

Nằm trong khu vực miền núi phía Bắc, Hòa Bình có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển thủy sản như hệ thống sông ngòi, ao, hồ nhiều được phân bố khá đều. Tận dụng lợi thế này, nhiều hộ dân đã mạnh dạn đầu tư phát triển mô hình nuôi cá lồng trên vùng hồ sông Đà đã đem lại nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây.

Nắng đang nhạt dần. Đám mây đen báo bão trôi dạt về phía biển. Các nhà bè xung quanh vẫn nhộn nhịp việc. Dường như với họ, đối mặt với giông bão, nắng mưa đã trở thành chuyện đương nhiên trên sông nước. Nuôi được con cá mau lớn, khỏe mạnh, bán được giá đã là chuyện cũ. Giờ đây, đích đến của những người làm nghề nuôi cá lồng bè còn là việc chủ động nguồn cá giống đạt chất lượng và phát triển mạnh.