Sâu Đục Thân Gây Hại Gần 1.000 Ha Mía
Hiện nay, trên cây mía xuất hiện tình trạng sâu đục thân, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Niên vụ 2014 - 2015, Tân Châu (Tây Ninh) có trên 6.800 ha mía. Theo Trạm bảo vệ thực vật huyện, diện tích cây mía bị sâu đục thân gây hại lên đến gần 1.000 ha, trong đó xã Tân Hưng có trên 240 ha, Tân Thành gần 200 ha, Suối Dây trên 160 ha… với tỷ lệ nhiễm từ 5 - 15%.
Trong thân mía, sâu đục thành hang ngách thông từ đốt này sang đốt khác và đùn phân ra ngoài, ảnh hưởng đến sự vận chuyển nhựa và làm mía dễ gãy ngang thân khi có gió mạnh. Khi cây mía gãy, trên thân mọc nhánh, hoặc chết khô đọt làm mía bị giảm năng suất khi thu hoạch.
Qua khảo sát thực địa tại các vùng mía trên địa bàn huyện cho thấy, các loại sâu gây hại chủ yếu gồm: sâu đục thân mình hồng, mình tím, sâu đục thân 4 vạch. Các giống mía bị nhiễm chủ yếu là LK92-11; K95-156, K2000-89...
Theo khuyến cáo của ngành Bảo vệ thực vật, khi thu hoạch mía bị nhiễm bệnh phải chặt sát gốc, sau đó phun thuốc trừ sâu trên mặt đất; không sử dụng mía bị nhiễm sâu làm giống; kiểm tra chặt bỏ cây, phần thân cây có sâu mang ra ngoài tiêu hủy; bóc lá mía nhằm hạn chế nơi ở của sâu; dùng máy áp lực cao phun thuốc hóa học vào bộ phận cây mía bị sâu, hạn chế tối đa việc để người đeo bình phun thuốc vào mía vì mía lớn nên không an toàn lao động; thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để phát hiện sớm sâu tái nhiễm…
Có thể bạn quan tâm
Vẫn những giồng đất đã gieo trồng lâu nay, nhưng thay vì cùng một giống thì đằng này mỗi khóm mỗi khác nhau. Không chỉ về chủng loại mà còn ngày, giờ xuống giống, thu hoạch. Sự đa dạng vừa để thử nghiệm vừa đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Ngày nào cũng có rau để bán mà lại không sợ “đụng hàng”. Đây chỉ là một khác biệt nhỏ từ khi bà con trồng màu ở khu vực khóm 6, phường 4, TP. Sóc Trăng bắt đầu sản xuất mô hình rau sạch theo tiêu chuẩn Viet GAP.
Nấm rơm chất 2 tuần cho sản phẩm và thu hoạch kéo dài khoảng 20 - 25 ngày. Bình quân vụ này năng suất đạt 3 - 4 tấn/ha, trừ hết các khoảng chi phí lãi trên 100 triệu đồng. Trồng nấm rơm 1 năm có thể luân canh từ 4 - 5 vụ ở các vùng đất bờ cao, thoáng mát, dễ thoát nước.
Năm 2013, Công ty TNHH Đà Lạt GAP (Phường 8 - Đà Lạt) vinh dự được Bí thư Thành ủy Đà Lạt Trần Đức Quận tặng Giấy khen của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Đà Lạt ghi nhận thành tích “Xây dựng hệ thống quản lý Global GAP, xây dựng chuỗi thực phẩm sạch từ sản xuất đến bàn ăn”.
Chiều 22/1, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum tổ chức Lễ đón chứng nhận cà phê quốc tế UTZ Certified. Theo một đại diện của UTZ Certified, đây là lần đầu tiên tổ chức này trao chứng nhận cho một sản phẩm cà phê bột của Việt Nam.
Giờ đây, chuyện nông dân làm du lịch không còn mới, lạ. Ngoài ý nghĩa mưu sinh, những “hướng dẫn viên chân đất” và “nhà tổ chức du lịch chân đất” này đã, đang góp phần không nhỏ vào sự phát triển ngành “công nghiệp không khói” của đất nước.