Kinh phí dạy nghề nông thôn quá thấp
Một buổi thực hành chế biến món ăn cho lao động nông thôn (ảnh chụp tại Trường CĐ Nghề Trần Hưng Đạo).
Nguyễn Phương Thùy (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội) là một trong nhiều nông dân mất đất may mắn được tham gia lớp học nghề kỹ thuật chế biến món ăn cho lao động nông thôn bị mất đất do xã phối hợp Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo giảng dạy.
Về cơ bản, sau 3 tháng học chị Thùy đã nắm hết kỹ thuật chế biến món ăn, an toàn trong lao động, kỹ thuật đảm bảo an toàn thực phẩm… Nhưng do kinh phí eo hẹp nên chị và các học viên khác rất ít được thực hành.
Thầy Đặng Danh Trung – giáo viên Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho biết, đây là khó khăn chung của nhiều đơn vị khi tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn.
Theo thầy Trung, mỗi học viên chỉ được cấp khoảng 650.000 đồng để thực hành cho 1 khóa học 3 tháng.
Trong đó, số giờ thực hành chiếm 2/3 thời lượng.
Do kinh phí ít nên tiền thực hành cho 1 học viên chỉ được chưa đầy 6.000 đồng/buổi.
Thừa nhận định mức kinh phí cho hoạt động dạy nghề còn thấp, ông Nguyễn Duy Hưng – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nghề Trần Hưng Đạo cho rằng:
“Giữa thời buổi “bão giá” mà định mức dạy nghề ở một thành phố lớn như Hà Nội đã ban hành 4-5 năm nay vẫn không hề thay đổi.
Cứ như vậy, về lâu dài sẽ gây khó khăn cho hoạt động đào tạo, ảnh hưởng chất lượng dạy nghề”.
Trường Cao đẳng Nghề hiện dạy 3 nghề chính là: Kỹ thuật chế biến món ăn, Kỹ thuật pha chế đồ uống và Kỹ thuật hàn.
Định mức phân bổ kinh phí cho cả 3 ngành này đều không còn phù hợp với thực tế.
Trước khó khăn đó, thầy Trung cho biết, các lớp học đã tự xoay xở, lấy tiền ở tiết thực hành nguyên liệu rẻ, bù cho hôm thực hành nguyên liệu đắt.
“Thậm chí, chúng tôi còn phải kêu gọi “xã hội hóa” từ chính học viên.
Tức là học viên tự đóng thêm quỹ lớp, khi cần thực hành món đắt tiền thì bỏ thêm ra mua nguyên vật liệu, sau đó dùng sản phẩm liên hoan luôn” – thầy Trung nói thêm.
Có thể bạn quan tâm
Năm 2015, xuất khẩu (XK) của ngành ong Việt Nam được dự báo có nhiều triển vọng khả quan khi nhu cầu của thị trường tăng cao.
Sau Tết Nguyên đán, các hộ chăn nuôi của huyện Yên Phong (Bắc Ninh) tập trung cho việc tái đàn và phát triển chăn nuôi trở lại. Đây lại là thời điểm chuyển mùa, khiến dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm có diễn biến phức tạp, các đơn vị chức năng khuyến cáo người chăn nuôi thận trọng trong việc tái đàn và chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Tại huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) có một loại cây vẫn vươn lên xanh tươi trong những ngày nắng hạn đó là cây xương rồng nopal. Đây chính là giải pháp thức ăn trong mùa hạn cho đàn cừu hàng nghìn con của gia đình ông Dương Đình Thế, xã Nhị Hà, huyện Thuận Nam.
Theo tin từ Cục Thú y (Bộ NN&PTNT), những ngày vừa qua đã tiếp tục ghi nhận thêm một ổ dịch cúm gia cầm tại TP Cần Thơ.
Ngày 13/4, ông Nguyễn Đức Tài, Phó Chủ tịch UBND huyện Lâm Hà (Lâm Đồng), cho biết, địa phương đang xây dựng mô hình hỗ trợ cho người nông dân chăn nuôi bò sữa.