Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng
Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Sâu ăn lá xuất hiện từ đầu tháng 6, chúng ăn toàn bộ cỏ mọc dưới cây ngô rồi đến lá ngô.
Trưởng thôn Sú Dí Phìn (ảnh trên), cho biết: Trước đây, loài sâu này chưa từng xuất hiện trong vùng cho đến thời điểm vụ ngô hè thu năm 2012, loài sâu lạ này đã gây hại ở thôn Tả Thàng và Sì Khà Lá, diện tích ảnh hưởng thấp hơn.
Loại sâu ăn lá này có thân mềm như nhộng tằm, nhiều sọc nâu, đen, trắng và vàng.
Lúc cao điểm, sâu bâu kín lá, thân cây ngô nên gây hại rất nhanh. Điều đặc biệt là sâu xuất hiện với mật độ cao và sinh trưởng rất nhanh, khi trời nắng sâu rúc vào lòng đất nên việc diệt sâu khá khó khăn.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, cán bộ khuyến nông xã, huyện đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng, trừ nhưng gặp khó khăn do ngô trồng dày.
Sâu ăn lá phá hại cây ngô vào thời kỳ trổ bắp khiến ngô thiếu lá quang hợp, sâu ăn cả râu ngô nên năng suất cây trồng giảm mạnh hoặc thiệt hại hoàn toàn.
Diện tích ngô xuân tại Tả Thàng hiện là 285 ha, trong đó ngô hàng hoá chiếm 135 ha, diện tích đất trồng lúa thấp nên ngô là nguồn lương thực chính của bà con địa phương.
Có thể bạn quan tâm
Thực tế cho thấy, trong giai đoạn từ năm 2012-2014, để khuyến khích và hỗ trợ người dân trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và phát triển sản xuất nông nghiệp, địa phương đã thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí cho 37 mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn, với tổng số tiền là hơn 2,5 tỷ đồng.
Cỏ Ghile (còn gọi là cỏ ngọt) được Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Mường Ảng nhập giống từ Trường Đại học Nông - Lâm nghiệp Thái Nguyên từ cuối năm 2013, triển khai trồng mô hình tại xã Ngối Cáy. Giống cỏ này được sử dụng làm thức ăn cho trâu, bò, dê, thỏ và cá, có những ưu điểm vượt trội so với cỏ voi và cỏ VA06 khi hệ số sử dụng đạt 100% bởi thân mềm, có vị ngọt mát.
Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bắc Giang, vụ đông năm nay toàn tỉnh có kế hoạch xây dựng 28 cánh đồng mẫu tại 9 huyện trên địa bàn tỉnh, tăng 15 cánh đồng so với vụ ĐX 2013-2014.
Không có mặt bằng, không nghề nghiệp, không có vốn nhưng nhờ đam mê hoa lan và mạnh dạn đầu tư đã giúp gia đình chị Lê Thị Hồng Hạnh (thôn Phú Trung, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang, Khánh Hòa) có được cơ ngơi khang trang, con cái đều học tập thành đạt và đã tạo được uy tín cho nhiều khách hàng.
Cây lúa là cây trồng chính của tỉnh Quảng Nam, diện tích gieo trồng vụ hè thu có khoảng 44.000 ha, trong đó khoảng trên 5.000 ha đất lúa không chủ động nước, sản xuất kém hiệu quả cần được chuyển đổi.