Sâu Ăn Lá Phá Hại Cây Ngô Xã Tả Thàng
Một diện tích ngô hàng hóa khá lớn tại thôn Tả Thàng, Sì Khà Lá và Sú Dí Phìn xã Tả Thàng, huyện Mường Khương (Lào Cai) đã bị sâu ăn trụi lá chỉ trong 2 đến 3 ngày.
Sâu ăn lá xuất hiện từ đầu tháng 6, chúng ăn toàn bộ cỏ mọc dưới cây ngô rồi đến lá ngô.
Trưởng thôn Sú Dí Phìn (ảnh trên), cho biết: Trước đây, loài sâu này chưa từng xuất hiện trong vùng cho đến thời điểm vụ ngô hè thu năm 2012, loài sâu lạ này đã gây hại ở thôn Tả Thàng và Sì Khà Lá, diện tích ảnh hưởng thấp hơn.
Loại sâu ăn lá này có thân mềm như nhộng tằm, nhiều sọc nâu, đen, trắng và vàng.
Lúc cao điểm, sâu bâu kín lá, thân cây ngô nên gây hại rất nhanh. Điều đặc biệt là sâu xuất hiện với mật độ cao và sinh trưởng rất nhanh, khi trời nắng sâu rúc vào lòng đất nên việc diệt sâu khá khó khăn.
Sau khi nhận được phản ánh của người dân, cán bộ khuyến nông xã, huyện đã hướng dẫn bà con phun thuốc phòng, trừ nhưng gặp khó khăn do ngô trồng dày.
Sâu ăn lá phá hại cây ngô vào thời kỳ trổ bắp khiến ngô thiếu lá quang hợp, sâu ăn cả râu ngô nên năng suất cây trồng giảm mạnh hoặc thiệt hại hoàn toàn.
Diện tích ngô xuân tại Tả Thàng hiện là 285 ha, trong đó ngô hàng hoá chiếm 135 ha, diện tích đất trồng lúa thấp nên ngô là nguồn lương thực chính của bà con địa phương.
Related news
Một nghiên cứu của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) mới đây cho thấy, có tới hơn 50% số hộ gia đình nông thôn (HGĐNT) chịu các “cú sốc” về thu nhập với nhiều mức độ khác nhau.
20 năm là khoảng thời gian đủ dài để thay đổi cuộc đời con người. Tuy nhiên, ngần ấy thời gian vẫn chưa đủ để làm thay đổi cuộc sống của người dân dưới tán rừng tràm U Minh Hạ. Nhiều hộ có trách nhiệm rất cao trong công tác bảo vệ rừng, nhưng cuộc sống của họ vẫn còn khó khăn nhiều bề.
Giá trị sản xuất thủy sản 6 tháng đầu năm 2013 ước đạt trên 83.000 tỷ đồng, tăng 2,53% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, giá trị nuôi trồng thủy sản ước đạt trên 45.000 tỷ đồng, khai thác đạt trên 38.000 tỷ đồng.
Ngày 26/6, Bộ NN&PTNT phê duyệt đề cương thực hiện xây dựng mô hình canh tác lúa giảm phát thải nhà kính bằng kỹ thuật tưới tiết kiệm nước năm 2013.
Theo các già làng người Xtiêng thì cha ông họ có nguồn gốc từ vùng núi rừng Bình Phước, nhưng cách đây khoảng 30 năm đã men theo dòng sông Đồng Nai xuống đây để định cư. Những ngày đầu thật vô vàn khó khăn...